Tin nông nghiệp Lưu ý canh tác cây ăn trái mùa mưa lũ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Lưu ý canh tác cây ăn trái mùa mưa lũ

Tác giả Phương Duy, ngày đăng 13/11/2019

Lưu ý canh tác cây ăn trái mùa mưa lũ

Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam lưu ý nhà vườn áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cần thiết trong canh tác cây ăn trái mùa mưa. Mùa mưa được xem là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, nhưng kèm theo điều kiện bất lợi như dông bão, sâu bệnh tấn công mạnh, gây thiệt hại về năng suất và làm giảm chất lượng trái.

Mùa mưa nấm bệnh phát sinh

Bên cạnh đó, hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long thường có nước gây ngập úng làm thiệt hại nghiêm trọng đến các vườn cây ăn trái. Trong điều kiện mưa dầm hoặc ngập úng sẽ làm đất bão hòa, những lỗ nhỏ (tế khổng) trong đất bị nước chiếm đầy làm cho đất kém thoáng khí, thiếu oxy để cho bộ rễ cây hô hấp. Ngoài ra, cây còn bị ngộ độc do khí CO2, lưu hùynh… Trong quá trình ngập rễ cây còn sản sinh ethylen với hàm lượng nhỏ sẽ kích thích tạo ra rễ mới nhưng với hàm lượng lớn gây ngộ độc cho cây làm cho lá bị vàng và rụng. Do thiếu oxy trong quá trình bị ngập nước, cây bị sốc nên tiết ra nhiều acid amin và ethanol làm hấp dẫn các bào tử nấm như Phytophthora spp., Pythium spp., Fusarium spp., đến tấn công trên bề mặt bộ rễ, làm cây bị suy yếu và trường hợp nặng có thể chết cây.

Việc bao trái trước thu hoạch bắt đầu phát triển mạnh với việc sử dụng các bao vật liệu có sẵn trong nước và nhập khẩu. Một số kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc bao trái có hiệu quả tốt trong việc hạn chế được tổn thương cho vỏ trái, giảm tỷ lệ bệnh, tác động của côn trùng và chim, cải thiện màu sắc vỏ trái, hạn chế nám nắng và hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây, trái được an toàn.

Tỉa cành, tạo tán

Mùa mưa chú ý tỉa cành, tạo tán để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ. Khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát thuận lợi. Tránh để cây phát triển um tùm tạo lực cản lớn khi gặp gió mạnh sẽ làm cây gãy nhánh hoặc bật gốc, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển, năng suất và tuổi thọ cây. Tỉa bỏ bớt trái trên chùm để tránh gió mưa làm các trái/chùm va đập nhau gây hư hỏng hoặc rụng trái. Tỉa bỏ những trái bệnh, méo mó, dị dạng để tập trung dinh dưỡng cho những trái còn lại.

Cắt bỏ cành vượt, loại bỏ bớt trái trên cây hoặc tất cả nếu trường hợp ngập úng kéo dài để giảm nhu cầu tiêu thụ oxy và dinh dưỡng trong đất, tránh cây bị suy kiệt trong điều kiện này. Hạn chế nhiều người, trâu bò đi lại trong vườn trong mùa mưa lũ vì sẽ làm cho đất bị nén chặt lại (bộ rễ cây trồng sẽ thiếu oxy để hô hấp) dễ làm cho cây bị suy yếu, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công.

Hạn chế làm cỏ hoặc có thể giữ cỏ trong vườn ở thời điểm này nhằm hạn chế đất bị xói mòn, đóng váng. Rễ cỏ được đánh giá như máy bơm sinh học giúp đất mau khô ráo, đồng thời cung cấp oxy vào đất và hỗ trợ rễ cây lấy được oxy dễ dàng hơn khi vườn bị ngập úng.

Chú ý thoát nước và bón phân

Vườn cây ăn trái cần có hệ thống đê bao khép kín và chắc chắn, nạo vét kênh mương khơi thông dòng chảy và gia cố, duy tu hệ thống cống đập để tạo điều kiện thoát nước nhanh, tránh ngập úng gây thiệt hại cho cây ăn trái. Trên liếp nên xẻ những rãnh nhỏ thoát nước, hạn chế trường hợp ngập cục bộ. Nên giữ mực nước trong mương cách mặt liếp khoảng 70 - 80 cm để tránh ngập úng khi mưa dầm.

Hạn chế sử dụng phân bón có chứa đạm trong mùa mưa vì sẽ gây dư thừa và kích thích cây ra đọt non, bên cạnh đó khi có mưa dầm hoặc ngập úng thì đọt non sẽ tiêu hao rất nhiều dưỡng chất làm cây dễ bị suy yếu. Khi bón phân nên bón lượng vừa đủ, tránh dư thừa và cố gắng cho phân vào rãnh và lấp đất lại để tránh thất thoát phân bón. Lưu ý bón phân hữu cơ chưa qua xử lý sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật trong đất hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy và khi đất bị ngập úng và trong tình trạng yếm khí như vậy thì vi sinh vật sẽ cạnh tranh oxy với bộ rễ cây sẽ dẫn đến thiếu oxy cho cây hô hấp.

Bón vôi đầu mùa mưa, do calci có tính di động thấp cho nên phải bón và lấp đất ở độ sâu ít nhất là từ 10 đến 20 cm.

Phòng bệnh mùa mưa

Trong điều kiện mùa mưa, ẩm độ không khí cao góp phần thúc đẩy nhiều đối tượng dịch hại, đặc biệt là nấm bệnh, vi khuẩn tấn công trên nhiều bộ phận cây khác nhau như: bệnh thán thư bông, trái, bệnh thối trái do vi khuẩn, bệnh thối rễ, xì mủ thân, rầy chổng cánh, rầy mềm,…

Cần vệ sinh vườn sạch sẽ và tiêu hủy nguồn bệnh trước mùa mưa bão để hạn chế tối đa sự lây lan. Ứng dụng chế phẩm sinh học có nguồn gốc từ vi sinh vật có lợi như: trichoderma, pseudomonas, bacilus, streptomyces, mycorrhizae,…trong việc quản lý bệnh hại xuất phát từ đất và kích thích vùng rễ phát triển. Có thể áp dụng biện pháp quét vôi quanh thân cây (cách mặt đất 1,0 - 1,2 m) để hạn chế sự tấn công của nấm phytophthora,…và côn trùng đục thân.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chế phẩm sinh học và thảo dược là tương lai của chăn nuôi Chế phẩm sinh học và… Sản xuất cây dược liệu ổn định đầu ra Sản xuất cây dược liệu…