Mô hình kinh tế Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Ngày đăng 27/05/2015

Làm giàu nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La

Gia đình ông Lò Văn Khặn, bản Huổi Quẩy, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La là một trong những hộ nuôi cá đầu tiên ở bản. Thời điểm ban đầu rất khó khăn do không có vốn, lại thiếu kĩ thuật nên gia đình chỉ đầu tư được 2 lồng cá, chủ yếu là những giống bản địa. Qua thời gian, với kinh nghiệm và số tiền tích góp, nay ông Khặn đã có 10 lồng với nhiều loại cá đặc sản như: cá Lăng, cá Nheo mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lò Văn Khặn cho biết: “Từ khi tích nước thủy điện Sơn La, tôi nuôi cá lồng, từ năm 2010 đến nay. So với nuôi lợn, gà, vịt, nuôi cá cho thu nhập cao hơn, lại nhàn. Đến 2014, gia đình tôi thu nhập từ cá lồng cũng khá giả hơn, mỗi năm thu được 300 triệu đồng”.

Gia đình ông Khặn là một trong số 120 hộ dân tái định cư xã Chiềng Bằng phát triển nghề nuôi cá lồng trên vùng lòng hồ thủy điện Sơn La. Di chuyển đến nơi ở mới, không còn ruộng nước, giờ đây nghề nuôi cá lồng là nghề chính và đem lại thu nhập ổn định cho người dân từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng.

Ông Tòng Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đánh giá: “So với trước đây chăn nuôi, trồng lúa là chủ yếu, thu nhập bình quân của người dân từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng, nay nuôi cá cho thu nhập 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng”.

Tuy nhiên, để đầu tư một lồng cá, số tiền lên đến 20 triệu đồng, cùng với đó là giá cá giống khá cao, mỗi con cá Lăng giống lên tới 13.000 đồng, trong khi nguồn vốn đầu tư của người dân còn hạn hẹp. Đây là một trong những trở ngại trong phát triển nghề nuôi cá lồng. Nếu những loại cá đặc sản được tiêu thụ khá dễ dàng, những giống cá bản địa cũng gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ.

Ông Lò Văn Khặn cho hay: “Gia đình tôi bây giờ đang muốn nhân rộng nhưng gặp khó khăn vì vốn thiếu; còn giống cá mang về thả như cá chép, cá rô không hiệu quả”.

Nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Sơn La bước đầu đã cho thấy những hiệu quả tích cực về kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền địa phương cần phối hợp với các đơn vị đầu mối, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ để tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp bà con vùng lòng hồ khai thác tốt lợi thế về mặt nước.

Theo ông Lưu Bỉnh Khiêm, Phó chủ tịch UBND huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La, “trong thời gian tới, huyện sẽ cho phát triển thủy sản trong lòng hồ qua các hợp tác xã và tổ hợp tác để nhân dân tập hợp được nhân lực, nguồn vốn...”.

Để phát triển nghề nuôi cá lồng bền vững, giúp đồng bào tái định cư giảm nghèo và làm giàu trên vùng quê mới, tỉnh Sơn La đã và đang tìm cơ chế chính sách liên kết giữa nông dân với nông dân và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; quy hoạch diện tích nuôi thủy sản ổn định cho bà con.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tôm giống không xét nghiệm thiệt thòi thuộc về người nuôi Tôm giống không xét nghiệm… Huyện Tuy An (Phú Yên) không kiểm soát được dịch bệnh khi nuôi tôm hồ hở Huyện Tuy An (Phú Yên)…