Tin thủy sản Làm chủ công nghệ sản xuất giống hải sâm vú quý hiếm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Làm chủ công nghệ sản xuất giống hải sâm vú quý hiếm

Tác giả Kim Sơ - Minh Hậu, ngày đăng 16/03/2022

Làm chủ công nghệ sản xuất giống hải sâm vú quý hiếm

Các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã làm chủ công nghệ sản xuất hải sâm vú và nuôi thương phẩm thành công loài hải sâm quý hiếm này.

Hải sâm vú là loại có giá trị kinh tế cao. Ảnh: MH.

Ngày 11/3, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III (gọi tắt Viện III) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện đề tài cấp quốc gia “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen hải sâm vú (Holothuria nobilis Selenka, 1867).”

Đây là đề tài nhiệm vụ khoa học-công nghệ quỹ gen cấp quốc gia do Bộ Khoa học – Công nghệ giao Viện III thực hiện với mục tiêu bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững nguồn gen đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Tại hội thảo, TS Nguyễn Văn Hùng, Viện III, chủ nhiệm đề tài này cho biết, hải sâm vú là loại có giá trị kinh tế cao, giá bán trên thị trường từ 1,8-2 triệu đồng/kg, bởi giàu chất dinh dưỡng (axit amin cao) cũng như được sử dụng làm dược liệu giúp tăng hệ miễn dịch, rất tốt cho sức khỏe cho con người.

Vì vậy, hải sâm vú bị khai thác gần như cạn kiệt trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Từ đó, Liên minh bảo tồn Thiên nhiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp vào loài nguy cấp sắp tuyệt chủng. Việt Nam ghi nhận vào sách đỏ và đưa danh mục bảo tồn lưu giữ nguồn gen quí hiếm quốc gia cần bảo tồn.

Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đối tượng này kể cả trong và ngoài nước. Trước thực trạng đó, lần đầu tiên ở Việt Nam, Bộ KH-CN cấp kinh phí cho Viện III thực hiện nghiên cứu và sinh sản và phát triển nguồn gen hải sâm vú với thời gian thực hiện từ tháng 10/2017 đến tháng 3/2022.

Kết quả, nhóm nghiên cứu đã xác định được các đặc điểm sinh học sinh sản bao gồm các giai đoạn phát triển tuyến dinh dục con cái và con đực, cũng như xác định con cái thành thục từ tháng 1 đến tháng 4 và mùa sinh sản chính từ tháng 4 đến tháng 9 trong điều kiện vùng biển Nam miền Trung.

Hải sâm vú giống. Ảnh: MH.

Bên cạnh đó đề tài tiến hành các thí nhiệm sinh sản nhân tạo hải sâm vú và xác định phương pháp kích thích sinh sản bằng phương pháp shock nhiệt đối với hải sâm vú thành thục là có hiệu quả cao. Các giai đoạn phát triển phôi, biến thái ấu trùng và đăc tính từng giai đoạn cũng được ghi nhận chi tiết.

“Đề tài xác định mật độ ương 0,6 con/ml cho tỷ lệ sống và tăng trưởng cao ở giai đoạn ương ấu trùng sống nổi và thức ăn sử dụng ở giai đoạn này là các loại tảo tươi có chất lượng.

Còn ở giai đoạn ương ấu trùng sống bám đáy thì mật độ ương thích hợp 1-5 con/cm2 nền đáy; thức ăn sử dụng tảo đáy đơn bào navicular/nitzchia kết hợp spirulina và fripack. Nếu cho ấu trùng giai đoạn này bám ở tôn nhựa sẽ cho tỷ lệ sống rất sao”, TS Nguyễn Văn Hùng chia sẻ và khẳng định nhóm nghiên cứu đã sản xuất thành công giống hải sâm vú nhân tạo rất ổn định, cũng như đã làm chủ công nghệ sản xuất giống.

Hải sâm bố mẹ đang kích thích sinh sản. Ảnh: KS.

Ngoài ra, đề tài đã triển khai các mô hình nuôi thương phẩm ở nhiều loại mô hình và điều kiện khác nhau nhằm mục tiêu xác định các chỉ tiêu kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thương phẩm phát triển nguồn gen. Mô hình nuôi thương phẩm 2 giai đoạn được đánh giá hiệu quả nhất, nuôi hải sâm trong lồng treo giai đoạn con giống đến 200 g/cá thể và tiếp tục nuôi trong lồng chìm đến kích thước thương phẩm. 

Tại hội thảo, đại biểu đánh giá, đề tài đã đạt được các mục tiêu đề ra tạo được con giống nhân tạo chủ động và phát triển thành đối tượng nuôi biển và tái tạo nguồn lợi quý hiếm. Tuy nhiên các đại biểu cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu nuôi mô hình sinh thái, nuôi xa bờ hải đảo được dự kiến có tính khả thi cao và hiệu quả đối với loài hải sâm vú.

TS Nguyễn Thị Thanh Thùy (Viện III) cho biết, bệnh thường gặp ở hải sâm nuôi thương phẩm như bệnh rong bám, bệnh ngoại ký sinh trùng và bệnh lở loét. Về biện pháp phòng bệnh cho hải sâm chủ yếu thông qua việc vệ sinh lồng nuôi, bể nuôi thường xuyên để loại trừ rong bám và ký sinh trùng. Còn trị bệnh lở loét bằng cách tắm kháng sinh Doxycyline nồng độ 50ppm/3 giờ mỗi ngày, liên tục trong 7 ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi cá chẽm theo công nghệ Na Uy Nuôi cá chẽm theo công… Mắc COVID-19 có được ăn tôm? Mắc COVID-19 có được ăn…