Tin nông nghiệp Lạc được giá, người dân Bình Thuận phấn khởi vì lãi cao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Lạc được giá, người dân Bình Thuận phấn khởi vì lãi cao

Tác giả Hồng Hiếu, ngày đăng 06/04/2018

Lạc được giá, người dân Bình Thuận phấn khởi vì lãi cao

Vụ Đông Xuân năm 2017- 2018, giá lạc khô khoảng 18.000 đồng/kg, người nông dân phấn khởi vì có lãi cao.

Lạc được giá, người dân Bình Thuận phấn khởi vì lãi cao. Ảnh: TTXVN

Thời điểm này, nông dân trên địa bàn huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận đang thu hoạch lạc (đậu phộng) vụ Đông Xuân năm 2017- 2018. Hiện lạc khô có giá khoảng 18.000 đồng/kg, người nông dân phấn khởi vì có lãi cao. 

Ở huyện Đức Linh, lạc thường được trồng nhiều ở các xã Sùng Nhơn, Võ Xu, Me Pu… Hằng năm, vào vụ Đông Xuân, những chân ruộng cao thường thiếu nước tưới. Trước đây, người dân trồng lúa nhưng do không chủ động được nguồn nước nên năng suất thường bấp bênh, hiệu quả kinh tế kém. Những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây lạc và đem lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ông Nguyễn Nhít, khu phố 9, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh cho biết, trồng lạc hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với làm lúa. Trước đây, do khu ruộng gò cao, không dẫn nước trực tiếp nên sản xuất lúa không mang lại hiệu quả, chi phí đầu tư cao. Vụ này gia đình ông sử dụng 2 sào đất lúa ở khu vực đất Bàu Sình để trồng lạc. Sau thu hoạch, với năng suất trung bình đạt 3,5 tạ/sào, giá bán như hiện nay, gia đình ông thu về gần 13 triệu đồng. 

Thu hoạch xong 5 sào lạc, sau khi trừ chi phí gia đình anh Nguyễn Thành Trung, thị trấn Võ Xu thu về hơn 20 triệu đồng. Anh Trung cho biết, so với đầu vụ, giá lạc đã hạ từ 4.000 đồng - 6.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn có lãi. 

Ngoài việc giá thành cao, tiêu thụ ổn định, trồng lạc còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí như: công bơm nước tưới tiêu, tiết kiệm nước tưới, phân bón thuốc trừ sâu… Cũng theo anh Trung, sau khi thu hoạch đậu, đất tơi xốp hơn và lá đậu để lại trên đất góp phần cải tạo đất, giúp đất màu mỡ hơn cho vụ sau. 

Theo một số người dân, trồng lạc không khó, không đòi hỏi kỹ thuật, chỉ cần chăm sóc, bón phân đầy đủ là năng suất đạt cao. Khâu quan trọng là chọn giống và làm đất trước khi gieo trồng. Mỗi vụ lạc thường kéo dài khoảng 3 tháng, trong quá trình chăm sóc, chỉ cần tưới nước ở các giai đoạn mới gieo để hạt nẩy mầm, thời kỳ trổ hoa và kết trái hạt. Cây lạc ít sâu bệnh hơn so với các loại cây trồng khác nên đỡ tốn chi phí phòng trừ bệnh. 

Theo ngành nông nghiệp huyện Đức Linh, cây lạc là một trong số cây trồng mang lại hiệu quả trong việc thực hiện chuyển đổi cây trồng trên đất lúa thiếu nước ở địa phương. Cách làm này tác động mạnh tới nhận thức của người nông dân về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp… Từ đó, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, đem lại năng suất cao, giúp nông dân có thu nhập ổn định./. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nghệ An: Nông dân sang Thanh Hóa thuê đất trồng dưa hấu Nghệ An: Nông dân sang… Trở thành tỷ phú nhờ trồng bưởi da xanh Trở thành tỷ phú nhờ…