Đậu xanh Kỹ thuật trồng đậu xanh vụ Hè Thu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng đậu xanh vụ Hè Thu

Tác giả Thanh Duyên, ngày đăng 27/09/2016

Kỹ thuật trồng đậu xanh vụ Hè Thu

1. Giống:

- Giống VN 93-1, VN 99-3: Có thời gian sinh trường từ 70 - 80 ngày, chống đỗ, chống úng, nhiễm bệnh phấn trắng, đốm nâu trung bình. Bố trí trên đất trồng màu cần chú ý phòng trừ sâu xám và bệnh lỡ cổ rễ.

- Giống V123: Có thời gian sinh trưởng trung bình 70 ngày. Nhiễm trung bình với bệnh đốm lá và bệnh phấn trắng, kháng cao với bệnh virus gây vàng lá, chịu úng khá. Có thể trồng trên đất đồi, núi, trung du, đồng bằng, đặc biệt thích hợp trên lúa dễ tưới tiêu.

Lượng giống cần cho 1 ha: 15 - 20 kg/ha. Trước khi gieo phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nẩy mầm đều

2. Chuẩn bị đất, thời vụ và gieo trỉa:

Bố trí tập trung trên các vùng bãi phù sa ven các sông, trên đồi vệ thấp trên chân đất tiêu thoát nước tốt, ở các chân đất không bằng phẳng nên làm rãnh thoát nước. Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5. Yêu cầu đất tơi xốp, cần cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, cày 1 lần, bừa hoặc phay 1- 2 lần.

- Thời vụ: Gieo kết thúc trước 20/6, các vùng có điều kiện gieo sớm cuối tháng 5 đầu tháng 6. Nên tiến hành gieo ngay sau khi thu hoạch cây trồng vụ Xuân.

- Khoảng cách trồng: 40 - 50 cm x 15 - 20 cm, gieo thẳng ngoài đồng (gieo hạt khô từ 2 – 3 hạt/hốc), mật độ 20 - 30 cây/m2.

3. Bón phân:

Lượng phân thích hợp cho 1 sào 500 m2: Phân chuồng: 250 – 350 kg; Urê: 4 - 5 kg; Super lân: 15 - 20 kg; Kaliclorua: 4 – 5 kg. Riêng phân đạm bón theo độ xanh của lá, tránh lá phát triển quá mức gây lốp, đổ ngã. Những vùng đất chua có thể bón thêm 10 – 15 kg vôi. Ngoài ra để tăng năng suất đậu xanh nên sử dụng phân bón qua lá. Lượng và loại phân bón tùy thuộc đất tốt xấu, thời vụ mà điều chỉnh.

Phương pháp bón:

- Trước bón lót 7- 10 ngày: Bón 100% vôi, rải đều trên ruộng trước khi cày xới.

- Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng, lân, 1/3 đạm, 1/3 kali rải đều trước khi gieo hạt.

- Bón thúc lần 1: khoảng 15 ngày sau khi gieo: 1/3 urê và 1/3 kali, bón cách xa gốc ít nhất 10 cm, kết hợp làm cỏ đợt 1.

- Bón thúc lần 2: 25 – 30 ngày sau khi gieo: bón thúc ra hoa toàn bộ lượng phân còn lại và kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

4. Chăm sóc:

- Giặm hạt: ở những hốc hạt không nẩy mầm bắt đầu 4 – 6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất).

- Tưới nước: Luôn giữ ẩm đất thích hợp để cây phát triển tốt. Cây con chịu úng kém. Đậu ra bông có thể tưới tràn nhưng tránh úng gốc. Cây đậu lúc gieo và trổ bông cần đủ nước tưới để hạt mọc đều, ít rụng bông và hạt được no (không bị đậu đá).

- Phòng trừ sâu bệnh: Vụ Hè Thu nên chú ý phòng trừ sâu bệnh đặc biệt là rầy và sâu đục quả.

5. Thu hoạch:

Trái đậu xanh bắt đầu chín sau 18 – 21 ngày sau khi nở hoa, vỏ trái chuyển màu đen, khi thu trái cẩn thận tránh làm đứt cuống trái non, rụng nụ hoa (sẽ cho trái đợt kế tiếp). Mùa nắng có thể để trái chín rộ thu cách nhau 5 – 7 ngày. Sau khi hái tái được phơi nắng 2 - 4 giờ sau đó dùng chân hoặc máy để lấy hột, nếu tách hột không kịp nên phơi trong bóng râm để trái không bị nứt, vỏ không xoắn lại làm kẹp hột bên trong sau này khó làm sạch.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng đậu xanh Kỹ thuật trồng đậu xanh Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Đậu Xanh Phòng Trừ Bệnh Trên Cây…