Chôm chôm Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2

Tác giả Ks. Lê Thị Khỏe, ThS. Huỳnh Trí Đức, NCS. Huỳnh Văn Thành, ngày đăng 11/09/2016

Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 2

III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

A. Thiết kế vườn

1. Đào mương lên líp (luống): Giống phần thiết kế vườn ở cây bưởi

2. Trồng cây chắn gió: Giống phần thiết kế vườn ở cây bưởi

3.Khoảng cách trồng

Khoảng cách cây trồng tuỳ theo loại đất, mức độ cơ giới hóa và canh tác, khoảng cách cây trên hàng 5-8m, giữa hàng 6-10m.

Vùng ĐBSCLtrồng khoảng cách: 5x6 m; 5x7 m hay 6x8m (hình 9), miền Đông Nam Bộ nơi đất tốt, tầng canh tác dày, trồng khoảng cách xa hơn.

B. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Thời vụ trồng

Vùng ĐBSCL trồng vào đầu mùa mưa để tiết kiệm chi phí và công tưới hoặc cuối mùa mưa, miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng từ tháng 6-7 dương lịch và vùng Duyên Hải Nam trung bộ trồng vào tháng 8-9 dương lịch .

2. Chuẩn bị hố và cách trồng

a. Vun mô, đào hố trồng

Làm mô đất hoặc đào hố trước khi trồng cây con từ 1-3 tháng. Vùng ĐBSCL trồng chôm chôm trên mặt líp, nếu đất thấp cần phải vun mô trồng, kích thước mô rộng 0,6-0,8m, chiều cao 0,3-0,5m .

 Đất làm mô nên dùng đất vườn cũ, đất bãi sông, đất ruộng... trộn với 10-20 kg phân hữu cơ hoai, vôi 0,5-1 kg, phân DAP hoặc NPK (16-16-8) 200-300g, Regent 10-20g và 100-200g Coc- 85.

Vùng đất cao đào hố trồng có kích thước: 60-80cm x 60-80cm x 60-80cm, trộn hổn hợp đất mặt, phân NPK, Regent và Coc-85 như trên, trộn đều và lấp đầy hố .

b. Cách trồng

Giữa mô đất (vùng ĐBSCL) hoặc hố (vùng Miền Đông Nam Bộ) đào lỗ trồng có kích thước bằng với bầu đất cây con, lấy cây con ra khỏi bầu đất và đặt cây con vào lỗ trồng trồng, lấp và nén đất nhẹ quanh bầu đất cây con đến độ cao bằng với mặt đất của mô hay hố;

Cắm cọc và buộc cây con phòng gió lay; che mát tạm thời cho cây trong những tháng đầu sau khi trồng; tưới nước cho cây con ngay sau khi trồng.

3. Tủ gốc giữ ẩm

Vào mùa khô dùng lá, cỏ hoặc các phế phẩm sau thu hoạch phủ gốc giữ ẩm cho cây (hình 10).

4. Làm cỏ và trồng xen

Làm cỏ thường xuyên để tránh bị cạnh tranh nước, dinh dưỡng... Làm cỏ bằng tay, bằng máy hoặc phun thuốc hoá học.

Giai đoạn cây mới trồng chưa giao tán trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để cải tạo đất trên vùng đấtnghèo chất hữu cơ hoặc trồng xen lấy ngắn nuôi dài, hạn chế cỏ dại (hình 8), trồng các cây ăn quả như: chanh, chuối, đu đủ, dứa, ổi.., hay trồng các loại cây rau, hoa.

Sau khi trồng 6 tháng bồi thêm đất cho mô. Hàng năm sau thu hoạch vét bùn bồi mặt líp (nếu có điều kiện) lớp đấtdày 1-3 cm, không bồi quá dày ảnh hưởng đến bộ rễ.

5. Tưới nước

Trồng chôm chôm đạt năng suất và chất lượng phải cung cấp đủ nước cho cây vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển.

Nguồn nước tưới không bị nhiễm mặn (NaCl< 2g/l nước). Lượng nước tưới, chu kỳ tưới tuỳ loại đất, thời tiết, giai đoạn phát triển của cây.

Cây con mới trồng tưới ít nhất 3 lần trong tuần, cần thiết tưới 2 lần trong ngày nhất là trong mùa nắng.

Ở vùng ĐBSCL chôm chôm cho quả vào giai đoạn khô hạn, cần tưới đủ nước cho cây.

Trong mùa mưa lũ, thoát nước kịp thời không để nước đọng trên vườn chôm chôm.

6. Tỉa cành và tạo tán

Tạo tán cho cây từ nhỏ là cần thiết, bấm ngọn khi cây ghép đạt chiều cao 70-100 cm, sau đó tỉa cành giữ lại 3-5 cành khỏe, cách nhau đều và tạo thành góc lớn với thân.

Thường xuyên tỉa cành phát triển từ thân cây gốc ghép.

Hàng năm sau thu hoạch xén những gié hoa còn lại trên cây, cành dinh dưỡng là cành non mọc thẳng từ thân cành chính, cành sâu bệnh, cành đan chéo ngoài tán, cành dưới tán, cành trong tán ... cho hợp llý để thúc đẩy cây mọc chồi tược non và cho quả vụ sau.

Khi năng suất bắt đầu giảm, thường sau 20 năm tuổi, cắt ngang những cành chính, giảm chiều cao đếnkhoảng 1/3, hoặc cách mặt đất 30-50 cm, dùng sơn bảo vệ mặt cắt, khi những cành non phát triển từ dưới mặt cắt, tỉa giữ lại một số cành khoẻ thích hợp, hoặc khi cành đạt đường kính từ 0,5cm tiến hành ghép đổi giống.

Sau 2 năm cây lại cho quả.

7. Bón phân

a. Bón phân

Liều lượng và công thức phân NPK bón cho cây hàng năm thay đổi theo điều kiện đất đai, tình trạng sinh trưởng của cây, tuổi cây, thời kỳ bón, năng suất thu hoạch vụ trước.

Tuy nhiên, có thể bón phân cho cây chôm chôm như sau:

Tuæi c©y (n¨m)

Tæng l­îng ph©n bãn NPK

(kg/c©y/n¨m)

1

2

3

4

5

6

7

8-10

11-14

Trªn 14

0,9

1,5

3,0

3,9

4,5

6,0

9,0

9,0

10,5

12,0

 (Nguồn: Sahadevan, N., 1987)

Tổng lượng phân bón hổn hợp NPK trên chia đều ra bón 3 lần trong năm. Trong 3 năm đầu sau khi trồng bón phân hổn hợp NPK(15-15-15) hoặc NPK (20-20-15), bón 3 lần trong năm, hoà trong

nước tưới hoặc xới đất nhẹ kết hợp bón phân, cách gốc 15-30 cm và tưới. Giai đoạn cây cho quả bón phân hổn hợp NPKMg(12-6-22-3). Hoặc bón phân theo thời kỳ sau:

Thêi kú bãn ph©n

C«ng thøc ph©n bãn

Trén hçn hîp ph©n t­¬ng ®­¬ng

(Urª + Super l©n + Nitrat Kali) (kg)

Sau khi thu ho¹ch

NPK (15-15-15) vµ Urea

+ Toµn bé ph©n h÷u c¬

2,340 + 9,090 + 3,260

Tr­íc khi ra hoa

NPK (8-24-24)

0,264 + 14,545 + 5,217

Sau ®Ëu qu¶

NPK (15-15-15)

2,340 + 9,090 + 3,260

Vµo tuÇn thø 9 sau ®Ëu qu¶

 (12-12-17-2) vµ K2SO4

hoÆc NPK (8-24-24)

1,564 + 7,273 + 3,696

hoÆc 0,264 + 14,545 + 5,217

(Nguồn: Muchjajib (1990), FAO)

Cách bón: Xới đất hoặc đào rãnh đến độ sâu phù hợp theo hình chiếu tán cây và bón phân vùi lấp lại.

b. Phun phân bón qua lá

Phun một trong các loại phân bón qua lá sau để nuôi quả như: Master Gro (6-30-30) hoặc Master Gro (15-30-15), Thiên Nông, Komix Superzinc K... khi quả đạt đường kính 1cm, khoảng 5 tuần sau đậu quả, phun 3-4 lần cách nhau 7-15 ngày.

8. Xử lý ra hoa

Sau khi thu hoạch, xén tỉa cành, làm cỏ... và bón phân cho cây, cây cho ít nhất 1 cơi đọt tiến hành tạo khô hạn bằng cách ngưng tưới nước hoặc thoát toàn bộ nước khỏi mương, nếu cần dùng nilon phủ gốc và mặt líp (hình 18), có thể kết hợp phun phân bón lá Master Gro (15-30-15) hoặc Monopotasium (MKP-0-52-34), đến khi thấy lá có triệu chứng héo thì tưới nhiều nước 1-2 lần cách nhau 7 ngày, kết hợp phun Master Gro (10-52-10) giúp cây ra hoa tốt hơn.

Khi phát hoa đạt 10-15 cm tưới nước lại nhưng không tưới quá nhiều, đến khi hoa nở giảm lượng nước tưới.

Trường hợp cây ra đọt không ra hoa thì phải bón phân và tưới nước, đến khi lá thuần thục thì tiến hành xử lý ra hoa lại.

9. Tăng đậu quả

Để tăng đậu quả chôm chôm ngoài biện pháp trồng xen cây hoặc tháp, ghép cành chôm chôm đực, trong vườn theo tỉ lệ 1:8 hoặc 1:10 , kết hợp nuôi ong mật trong vườn chôm chôm, phun chế phẩm Ramale tạo hoa đực (pha 30 cc trong 6-8 lít nước), khi gié hoa bắt đầu nở đến nở 30%, phun trên 2-3 gié hoa trên chòm của tán cây và khoảng cách chòm 2-4m, phun lỗ trồngp lại 2-3 lần.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật trồng chôm chôm - Phần 1 Kỹ thuật trồng chôm chôm… Bệnh hại cây chôm chôm Bệnh hại cây chôm chôm