Cá kèo Kỹ thuật thu con giống cá kèo tự nhiên
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật thu con giống cá kèo tự nhiên

Tác giả Phạm Văn Khánh - Vũ Tuấn Anh, ngày đăng 07/12/2016

Kỹ thuật thu con giống cá kèo tự nhiên

Hiện nay nguồn giống cá kèo nuôi thương phẩm được thu từ tự nhiên nên còn phụ thuộc rất lớn vào người đánh bắt con giống và mùa vụ. Vì vậy chất lượng giống không ổn định, kích cỡ cá không đều và lẫn nhiều loài cá tạp khác. Nguồn giống cá bống kèo nuôi ở vùng ĐBSCL hiện nay chủ yếu thu bắt ở các vùng bãi triều và rừng phòng hộ, trải dài từ Sóc Trăng đến giáp tỉnh Cà Mau và tập trung nhất ở vùng ven biển Bạc Liêu

Vào đầu vụ thu bắt cá giống (tháng 4 - 5), kích thước cá kèo còn nhỏ, khi mới ở giai đoạn cá hương, chiều dài trung bình 2 cm, cơ thể còn trong suốt, trôi nổi bị động theo dòng chảy của thủy triều. Người ta dùng các dụng cụ thông dụng là lưới đáy để hứng cá con từ ngoài biển theo thủy triều trôi vào trong phần cuối của đáy gọi là "đụt". Ngư dân căn cứ vào tốc độ dòng chảy thủy triều và lượng cá con có trong tự nhiên, định kỳ 1 - 2 giờ thì thu đáy một lần. Khi thu đáy, người ta tháo đụt và đổ tất cả sản phẩm vào trong chậu lớn, trong đó có lẫn lộn nhiều loài thủy sinh, cả cá kèo can, có cả tôm, cua và rất nhiều loài cá khác

Hình 2. Rừng phòng hộ cửa sông, nơi thu cá kèo giống

Hình 3. "Đáy" vớt cá bột tự nhiên

Để thu được cá kèo con, ngư dân phải ép lọc để loại bỏ hết các loài cá tôm và động vật khác ngoài cá kèo. Do có đặc tính chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt, thiếu oxy nên chỉ còn cá kèo sống sót được sau quá trình ép lọc, còn tất cà các loài khác đều bị chết hoặc bị loại bỏ. Tuy vậy, vẫn còn sót một số không nhỏ những cá thuộc nhóm bống chịu đựng được quá trình ép lọc và lẫn vào đàn giống cá kèo. Tỷ lệ lẫn giống cũng tùy thuộc vào kinh nghiệm ép lọc và mùa vụ xuất hiện giống, Vào thời điểm giữa vụ thì tỷ lệ cá tạp ít hơn ở những giai đoạn đầu hoặc cuối vụ khi xuất hiện cá kèo con. Sau khi ép, cá con được thả vào giai chứa cá rồi giao tại chỗ cho người nuôi hoặc vận chuyển trực tiếp đến ao nuôi.

Hình 4. Thu và lựa cá kèo giống

Kích cỡ cá thu hoạch bằng lưới đáy trong vụ chính còn tương đốỉ nhỏ. Ngư dân thường đong đếm cá bằng ly (loại cốc nhỏ, có thể tích khoảng 100 ml), mỗi ly dùng để đong cá tùy theo kích cỡ cá, có số lượng cá con từ 15.000 - 17.000 con/ly,

Ngoài hình thức thu cá con bằng đáy, người ta còn đánh bắt bằng tay với các phương tiện đơn giản như lưới kéo, vớt để thu cá kèo giống còn sót lại và lớn lên trong các vùng ngập của bãi triều hoặc ở các bãi cây mắm và rừng phòng hộ. Kiểu đánh bắt này thu được cá lớn hơn cỡ cá thu trong đáy, có cả cỡ cá dài 4-6 cm trở lên (15.000 - 16.000 con/kg). Người ta vẫn tiếp tục đánh bắt cỡ cá giống lớn hầu như quanh năm ngoài các tháng chính vụ thu bắt cá con.

Vận chuyển cá kèo con đi xa

Để đảm bảo vận chuyển an toàn cho cá con từ nơi bán cá giống đến ao nuôi, nên chứa cá vào thùng xốp hoặc bao nylon có bơm oxy. Nếu chứa cá trong thùng xốp để chuyển cá, nên có sục khí nhẹ để đảm bảo khí oxy cho cá hô hấp trong khi vận chuyển.

Mật độ đóng cá trong thùng xốp 1.000 - 2.000 con/lít nước. Chứa cá trong bao nylon tùy theo kích cỡ cá, 5.000 - 6.000 con/lít nước cho cỡ cá con thu bắt trong đụt; 800 - 1.000 con/lít cho cỡ cá 4 - 5 cm. Có thể vận chuyển cá bằng xe máy, ghe thuyền hoặc xe ô tô. Phải chú ý che nắng cho bao chứa cá trong khi vận chuyển.

Cần chú ý phải lấy nước trong, sạch và có cùng độ mặn tương đương với độ mặn của nước đang chứa cá giống cũng như nước ao ương cá giống hoặc ao nuôi cá thịt.

Khi vận chuyển cá con đến nơi ương giống, trước khi thả cá ra ao, phải ngâm túi cá trong ao để cân bằng nhiệt độ trong túi chứa cá và ngoài ao ương. Nếu độ mặn giữa nước trong ao và trong túi chứa cá có chênh lệch, phải thuần hóa từ từ để cá không bị sốc làm cho cá bị chết.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Đặc điểm sinh học của cá kèo Đặc điểm sinh học của… Biện pháp ương cá kèo giống trong ao đất Biện pháp ương cá kèo…