Mít Kỹ thuật nhân giống mít nghệ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật nhân giống mít nghệ

Tác giả HPSTIC, ngày đăng 29/03/2019

Kỹ thuật nhân giống mít nghệ

Giới thiệu với bà con một số phương pháp nhân giống mít nghệ hiêu quả: nhân giống mít bằng hạt, tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép

Cây mít nghệ là loại trái cây có phẩm chất ngon được nhiều người ưa chuộng. Đây là giống mít thích hợp để ăn tươi và làm nguyên liệu cho công nghệ sấy chân không.

Mít được nhân giống bằng hạt hoặc chiết ghép hoặc nuôi cấy mô.

I. Nhân giống mít bằng hạt:

Nhược điểm của phương pháp này là: có nhiều biến dị, không giữ nguyên phẩm chất cây mẹ, lâu có quả (trung bình 4 - 8 năm), gieo hạt cây có rễ cọc, bứng trồng dễ chết.

II. Tạo cây con bằng phương pháp chiết ghép:

1. Chiết rễ: lấy rễ có đường kính khoảng 2 -3 cm ở cây giống, cắt thành từng đoạn dài 20 - 25 cm. Sau đó đem giâm ngay, cắm nghiêng rễ, chừa một đoạn rễ trên mặt đất (3-5 cm). Sau đó, phủ một lớp cát, chú ý tưới nước giữ ẩm cho đến khi cây cao 10 cm.

2. Chiết cành: Là phương pháp nhân giống mít được áp dụng rộng rãi. Chiết cành như những loại cây ăn trái khác. Chiết cành phải là cành tương đối già (2 -3 năm tuổi), nên chọn những cây mẹ định làm giống. Đường kính chỗ chiết lớn hơn 1 cm, tốt nhất 2 -3 cm. Khi bóc vỏ phải bóc cả vòng hình ống với chiều dài 4 -7 cm. Để khô 1 - 2 ngày rồi lấy đất bọc lại (đất bọc gồm 2 phần cát và 1 phần bùn). Ngoài cùng bọc bao nilon, rồi buộc chặt. Thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm. Có thể sử dụng một số hoạt chất để kích thích sinh trưởng nhằm tạo nhanh chồi và rễ.

3. Ghép cây: Cây mít ghép sẽ cho trái sớm hơn, chống chịu sâu bệnh cao hơn, giữ phẩm chất cây mẹ. Tuy nhiên, tỉ lệ thành công rất thấp, chỉ đạt 20 - 40% (có thể do vết cắt chảy nhiều nhựa). Có hai cách ghép:

- Ghép mắt: mở cữa sổ, bóc bỏ mảnh gỗ dính với mắt. Nên lấy mắt ở cành già, ít nhất trên 12 tháng tuổi.

- Ghép áp: đây là phương pháp tốt nhất:

Tạo gốc ghép: có thể dùng hạt mít mật, mít dừa, mít ướt hoặc những cây có họ hàng với mít. Nên gieo hạt trong bầu được chuẩn bị sẵn. Dau khi gieo 2 tháng đem ra ghép.

Chọn cành và ghép cây: trên cây giống (cây mẹ) chọn cành cùng cỡ và cùng lứa tuổi (2 -6 tháng), dùng đọan cành ở ngọn, cành mọc đứng xiên ở ngoài tán. Gốc ghép trồng trong chậu tre, kê sát cành ghép và cành ghép rồi buộc lại với nhau. Sau khi ghép 2 tháng mở dây, cắt bỏ phần ngọn của gốc ghép và cắt rời phần ngọn của gốc cây mẹ. Chăm sóc cây con trong bóng râm mát, tưới nước cho đến khi cây con phát triển đầy đủ.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Phòng trị bệnh thối gốc chảy mủ trên cây mít Thái Phòng trị bệnh thối gốc… Kỹ thuật trồng cây mít đạt hiệu quả năng suất cao Kỹ thuật trồng cây mít…