Trồng lúa Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 4
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 4

Tác giả Nguyễn Ngọc Đệ. PhD, ngày đăng 26/01/2018

Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 4

KỸ THUẬT CANH TÁC LÚA

Chúng ta phân biệt hai trường hợp sạ và cấy. Trong điều kiện thâm canh tốt thì sạ và cấy đều có khả năng cho năng suất tương đương nhau. Tuy nhiên, với những giống lúa ngắn ngày (khoảng 100 ngày), nở bụi kém trong điều kiện thâm canh tốt, chủ động được nước, đất ít cỏ thì sạ có nhiều ưu điểm hơn cấy, sạ đỡ tốn công làm mạ và bảo đảm được số bông trên đơn vị diện tích, đồng thời, thời gian sinh trưởng của 1 giống lúa có thể rút ngắn hơn 4 – 5 ngày so với cấy. 

Ngược lại, trong điều kiện không chủ động được nước, đất ruộng không bằng phẳng, nhiều cỏ dại với giống lúa tương đối dài ngày (trên 100 ngày), nở bụi mạnh, nhất là với lượng giống ít hoặc để tranh thủ thời vụ, rút ngắn thời gian cây lúa đứng trên ruộng … thì cấy bảo đảm năng suất hơn sạ. Lúa cấy tiện chăm sóc và quản lý, hạn chế được cỏ dại do đất không bị khô thời gian đầu như trong trường hợp sạ, tăng được hệ số nhân đỡ tốn hạt giống và cây mạ to có thể chịu đựng được điều kiện bất thuận trong thời gian đầu khá hơn cây lúa non. 

1/ Phương pháp sạ thẳng 

Có 5 kiểu sạ thẳng hiện đang được áp dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, dựa vào điều kiện đất đai, chế độ nước, kiểu chuẩn bị đất và chuẩn bị hạt giống. Đó là sạ ướt, sạ khô, sạ ngầm, sạ chay và sạ gởi (Hình 6.4). 

- Sạ ướt (còn gọi là sạ gát): đất được chuẩn bị trong điều kiện ướt, xong rút cạn nước và gieo hạt giống đã ngâm ủ cho nẩy mầm trên đất đã đánh bùn nhuyễn. Đây là hình thức sạ phổ biến ở những nơi có nước đủ để làm đất và chủ động nước. Sạ ướt có thể áp dụng cho tất cả các vụ hè thu, thu đông hay đông xuân. 

- Sạ khô: kiểu sạ khô đã được thực hiện từ lâu ở vùng lúa nổi với các giống lúa địa phương. Tuy nhiên, sạ khô lúa cao sản có yêu cầu cao hơn. Sạ khô nhằm tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại những vùng đất bị nhiễm mặn hoặc canh tác nhờ nước trời, bằng cách tận dụng lượng nước mưa đầu mùa để cho lúa phát triển, tranh thủ thời vụ, đảm bảo năng suất vụ sau. Đất được chuẩn bị trong điều kiện khô và hạt giống khô, không ngâm ủ. Sạ khô chỉ được thực hiện trong vụ hè thu sớm. 

- Sạ ngầm: sạ hạt giống đã nảy mầm trong ruộng ngập nước. Kỹ thuật này thường được áp dụng trong vụ thu đông hoặc đông xuân ở những chân ruộng trũng nước ngập sâu và không có điều kiện thoát nước, hoặc để tranh thủ mùa vụ xuống giống sớm hơn, giảm được công bơm tưới về sau như trong vụ Đông Xuân ở An Giang. Sạ ngầm có yêu cầu tiên quyết là nước phải trong nhanh sau khi sạ. 

Sạ khô và sạ ngầm là những biện pháp kỹ thuật có tính cách đối phó, nó chỉ được thực hiện trong một số điều kiện nhất định, với những mục đích yêu cầu khác nhau (sạ khô khi không có đủ nước, trong khi sạ ngầm khi có quá nhiều nước), vì lượng giống hao hụt nhiều và năng suất tương đối bấp bênh nếu không bảo đảm các yêu cầu nhất định của nó. 

- Sạ chay: là một biện pháp sạ lúa không làm đất, sử dụng hạt giống khô hoặc đã ngâm 24 giờ, sạ vào ruộng đã được phơi khô và đốt đồng, sau đó bơm nước vào hoặc bơm nước vào ruộng rồi mới sạ. Nước được giữ lại trên ruộng 1 ngày (24 giờ) để ngâm đất và cho hạt lúa hút nước đầy đủ. Sau đó rút nước ra chỉ giữ ẩm để hạt lúa mọc mầm như đối với trường hợp sạ ướt. Sạ chay đầu tiên được áp dụng ở các khu vực ven Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Tiền Giang, nơi mà nước phèn từ Đồng Tháp Mười bị rửa ra vào đầu mùa mưa thường làm chết lúa non mới sạ. Nông dân trong vùng phải tranh thủ sạ sớm vào mùa khô, sử dụng nguồn nước ngọt hạn chế từ kinh rạch để sạ và giúp cây lúa phát triển trong giai đoạn đầu. Khi mùa mưa đến, nước phèn tràn về, cây lúa đã lớn có khả năng chịu đựng tốt hơn. Bằng kỹ thuật này nông dân trong vùng ven Đồng Tháp Mười có thể sản xuất thêm một vụ lúa mùa khô ăn chắc và sử dụng nước đầu vụ hết sức tiết kiệm. Gần đây, sạ chay được nhân ra rộng rải ở những vùng lúa 3 vụ, nhằm giải quyết vấn đề khó khăn về lao động và sức kéo vào thời gian giáp vụ. Sạ chay chỉ có thể được áp dụng 1 lần trong năm, trong vụ xuân hè hoặc hè thu sớm, sau khi vừa thu hoạch lúa đông xuân vào giữa mùa khô, có điều kiện phơi đất, đốt đồng. 

PHƯƠNG PHÁP SẠ
SẠ ƯỚT SẠ KHÔ SẠ NGẦM SẠ CHAY SẠ GỞI
CHUẨN BỊ ĐẤT Trong điều kiện ướt
Trong điều kiện khô Trong điều kiện ngập
Không làm đất Như sạ ướt hoặc sạ khô tuỳ cách sạ lúa vụ đầu
Trục, đánh bùn Cày, bừa Trục, dọn sạch cỏ Phơi đất, đốt đồng -
Đánh rãnh thoát nước Đào mương thoát phèn Cặm cây phân luống Cho ngập nước vừa phải để sau khi sạ 1 ngày nước vừa cạn -
Giử ẩm - - - -
HẠT GIỐNG Ngâm ủ nẩy mầm Khô, không ngâm ủ Ngâm ủ vừa nẩy mầm Khô, sạ trước khi cho ngập Khô hoặc ngâm ủ tuỳ cách sạ lúa vụ đầu
 - Trộn thuốc bảo vệ hạt Trộn thuốc bảo vệ mầm Ngâm, sạ vào trong nước rồi để ruộng rút nước đủ ẩm Trộn lẫn hạt giống lúa ngắn ngày và lúa mùa theo tỷ lệ thích hợp

Hình 6.4. Đặc điểm các biện pháp canh tác lúa sạ ở đồng bằng sông Cửu Long

- Sạ gởi: sạ gởi (gởi lúa ngắn ngày với lúa mùa) thường được áp dụng ở các vùng lúa nước trời, nhiễm mặn, phèn, nơi mà thời gian có thể trồng trọt được rất ngắn (5-6 tháng) trong mùa mưa; hoặc ở những vùng trũng, nước ngập sâu không có thủy lợi tốt để có thể trồng 2 vụ lúa thuận lợi. Đây là những vùng đất khó khăn, trước đây chỉ trồng được 1 vụ lúa mùa. Tăng thêm 1 vụ lúa ngắn ngày tại đây không phải và một vấn đề đơn giản. Vụ lúa thứ hai thường rất bấp bênh do thiếu nước cuối vụ. Lúa bị thiệt hại do khô hạn và phèn mặn khi mùa mưa chấm dứt; hoặc phải cấy sạ trong điều kiện nước ruộng quá sâu không bảo đảm sinh trưởng và phát triển của cây lúa, có khi mất trắng. Bằng kỹ thuật sạ gởi, nông dân trong các vùng này có thể tăng vụ ăn chắc hơn. Hạt giống của cây lúa ngắn ngày (thường dưới 100 ngày) được trộn lẫn với hạt lúa mùa dài theo một tỷ lệ nhất định tùy yếu tốt đất đai và đặc tính giống. Sạ cùng một lúc 2 loại giống bằng phương pháp sạ ướt hoặc khô tùy điều kiện từng nơi. Sau khi thu hoạch vụ lúa ngắn ngày (khoảng 100 ngày sau khi sạ), người ta tiếp tục chăm sóc cho trà lúa mùa phát triển tốt để thu hoạch vào cuối mùa mưa, khi nguồn nước ngọt đã cạn và ruộng khô. Như thế, bằng cách sạ gởi người ta có thể thu hoạch 2 vụ lúa trong một năm ở những vùng đất khó khăn này, với chỉ chuẩn bị đất và gieo sạ có một lần vào đầu mùa mưa. 


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 5 Kỹ thuật canh tác lúa… Kỹ thuật canh tác lúa - Phần 3 Kỹ thuật canh tác lúa…