Tôm thẻ chân trắng Khi cabonic (CO2) và cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Khi cabonic (CO2) và cá

Ngày đăng 10/07/2015

Khi cabonic (CO2) và cá

Khí CO2 trong nước nuôi thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong các yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường độ quang hợp của thực vật thủy sinh – mac xich quan trọng trong chuổi thức ăn của thủy vực, có vai trò quyết định đến năng suầt sinh học (trong đó có năng suất cá).

Hàm lượng khí CO2 hòa tan trong nước trung bình chỉ đạt khoảng 0,5 mg/l ở 20oC. Nhưng trong môi trường nuôi cá thâm canh, hàm lượng này biến động từ 0 - 20 mg/l, tức biến động rất lớn. Hàm lượng khí CO2 đạt thấp nhất vào thời gian quá trình quang hợp mạnh nhất và đạt cao nhất vào lúc sáng sớm (khi chưa có ánh nắng mặt trời). Đặc biệt, hàm lượng này sẽ cao bất thường vào những ngày nhiều mây, lúc chiều tối và khi thực vật phù du (tảo nổi) bị chết. Nếu khí O2 được cung cấp chủ yếu (90 – 95 %) cho ao từ quá trình quang hợp thì khí CO2 xâm nhập vào môi trường nước ngay từ bên trong: là sản phẩm thải của quá trình hô hấp và quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ.

Trong mối quan hệ giữa sức khỏe cá và nồng độ CO2 trong nước, các nghiên cứu cho thấy cá bắt đầu bị ngạt khi nồng độ CO2 ở mức 5 mg/l. Như vậy trong điều kiện bình thường, khả năng hoà tan của khí CO2 trong nước chỉ ở mức 0,5 mg/l (20oC), thấp hơn 10 lần so với ngưỡng gây độc cho cá.

Tuy nhiên, trong những điều kiện bất thường như đã nêu trên hàm lượng khí CO2 có thể đạt đến mức cao hơn nhiều so với ngưỡng chịu đựng của cá. Ngoài ra, trong những năm gần đây, thực vật thủy sinh trở thành một trong những đối tượng sinh vật cảnh được nhiều người quan tâm. Khi một bể thủy cảnh bao gồm cây thủy sinh và quần thể cá cảnh được thiết lập thì không thể không quan tâm đến hàm lượng khí CO2 trong nước. Bởi vì để vừa duy trì các quá trình quang hợp cho cây thủy sinh, vùa đảm bảo an toàn cho cá, cần kiểm soát tốt lượng CO2 cần thiết được đưa vào bể.

Một số  biện pháp giúp ổn định và kiểm soát hàm lượng khí CO2 trong nước:

1. Duy trì độ kiềm của nước ở mức > 20 mg/l;

2. Sử dụng máy sục khí trong các hệ thống nuôi thâm canh, không chỉ tăng cường hòa tan O2 vào nước mà còn giúp giải phóng các khí độc khác và khí CO2;

3. Trung hòa bằng cách bón vôi tôi (Ca(OH)2), cần chú ý;

- Bón từ từ và đều khắp mặt nước, kết hợp với máy đảo nước (nếu có), tránh trường hợp bón dư lượng vôi tôi sẽ làm tăng pH đột ngột, gây sốc cho cá.

- Liều lượng bón: để giảm 1 mg/l CO2 dư, cần 0,84 mg/l Ca(OH)2.

Tags: khi cabonic trong nuoi ca, ao nuoi ca, xu ly ao nuoi, tao oxy ao nuoi, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Diệt rong trong ao nuôi thủy sản Diệt rong trong ao nuôi… Làm bể bạt nylon nuôi lươn trong mùa lũ Làm bể bạt nylon nuôi…