Trồng lúa Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ

Tác giả Bạn Nhà Nông, ngày đăng 03/01/2019

Khắc phục lúa ngộ độc hữu cơ

Lúa tôi bị ngộ độc hữu cơ với biểu hiện vàng lá, đẻ nhánh yếu và cây kém phát triển. Bạn Nhà nông có thể hướng dẫn tôi cách khắc phục tình trạng này? - Nguyễn Văn Cảnh (Trung Chánh- Vũng Liêm)

Anh Cảnh mến! Ngộ độc hữu cơ là do rơm rạ và tàn dư hữu cơ bị vùi trong đất chưa kịp phân hủy. Bên cạnh đó với nền nhiệt độ cao, tốc độ phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ, lượng a xít hữu cơ và một số khí độc như: CH4, H2S... được giải phóng nhiều, làm tăng khả năng hòa tan một số các chất trong đất có thể gây độc cho cây lúa, làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

Khi bệnh mới phát sinh, ngọn lá lúa biến thành vàng đỏ, khô từ chóp lá lan dần xuống dưới, thân yếu, lá có khuynh hướng dựng đứng. Bệnh nặng thì nhiều lá phía trên bị vàng đỏ đến 1/3 lá, cây lúa ngừng sinh trưởng, đẻ nhánh ít.

Nhổ cây lúa lên kiểm tra thấy bộ rễ thối đen có mùi tanh hôi, rễ mới không phát sinh. Dù có bón phân đầy đủ lúa vẫn không xanh. Nếu không kịp chữa trị, lúa sẽ lụi dần và chết. Ngộ độc hữu cơ thường thấy ở đất trũng thấp, ngập nước, cày vùi nhiều rơm rạ.

Biệp pháp xử lý lúa bị ngộ độc hữu cơ là anh cần rút nước trên ruộng để đất khô 2-3 ngày để khí độc trong đất bay hơi, đưa nước vào ruộng ít nhất 2 lần để rửa các a xít hữu cơ độc trong đất, bón phân có chứa lân (lân super hoặc lân nung chảy) hoặc bón vôi từ 15- 20 kg/1.000m2 kết hợp với phân bón lá giàu lân (Hydrophos, K-Humate,...), khoảng 3- 5 ngày sau, nhổ rễ lúa kiểm tra, nếu thấy rễ mới phát triển tức là đã cứu lúa thành công.

Ngoài ra, để phòng tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa, nên thu gom rơm rạ trên ruộng. Cày xới phơi đất càng sớm càng tốt, ít nhất 15- 20 ngày trước khi sạ.

Nếu có điều kiện anh bón 20- 30kg vôi nông nghiệp cho 1.000m2 để khử chua, tạo điều kiện cho vi sinh vật phân hủy xả bã hữu cơ, rơm rạ trong đất, bón lót lân 20- 25 kg/1.000m2 giúp rễ lúa phát triển, tăng sức đề kháng cho cây, giữ đất ngập khô xen kẽ bằng cách rút cạn nước trên ruộng 3- 5 ngày vào các thời điểm sau khi bón phân đợt 1, 2, 3 được 7- 10 ngày để tạo cho đất thoáng khí, sau đó cho nước vào lại để bón đợt phân tiếp theo.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa Mùa Hướng dẫn biện pháp quản… Giống lúa Đài Thơm 8 gây 'sốt' tại Ninh Thuận Giống lúa Đài Thơm 8…