Nuôi nai Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

Tác giả Người Chăn Nuôi, ngày đăng 17/09/2018

Hướng dẫn xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao

Việc xây dựng chuồng trại phải đạt được các mục đích sau đây: Có độ bền vững, chắc chắn để hươu không chui ra khỏi chuồng trại. Phải phù hợp với đặc tính sinh lý của hươu. Phải tiết kiệm, không cầu kỳ mà vẫn đảm bảo phù hợp với các yêu cầu về khí hậu và vật nuôi.

Xây dựng chuồng trại phải quan tâm từ vị trí, nền, mặt bằng, diện tích, vật liệu xây dựng, hướng chuồng… không nên bỏ qua một chi tiết nào.

1. Vị trí chuồng nuôi hươu

Mặc dầu đã được con người nuôi dưỡng từ lâu nhưng hươu sao vẫn rất ít quen người. Trong đó, hệ thần kinh vẫn còn nguyên vẹn các phản xạ tự nhiên của con vật hoang dại yếu hèn, luôn chạy trốn trước những biến động đột ngột. Vì thế, vị trí chuồng phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

- Chuồng nuôi phải cách nhà ở một khoảng hợp lý, tránh ô nhiễm, tiếng ỗn.

- Phải đảm bảo kín về mùa đông, mát về mùa hè. Không nằm ở ngay nút giao lưu qua lại của người và các động vật khác thường gây ra tiếng động, mùi vị.

- Phải cao ráo, không có các loại cây thường xuyên rụng lá, rụng cành gây tiếng động tự nhiên (nếu đã có cây cối thỉ phải chặt ngay).

- Cần phải tạo ra một khoảng cách thích hợp giữa chỗ đi lại của con người, gia súc và chuồng, để không làm cho con vật sợ hãi khi có người hoặc vật nuôi xuất hiện…

Tóm lại, tuỳ vào sự bố trí vườn nhà cụ thể mà mỗi gia đình có thể chọn cho mình một vị trí thích hợp theo kinh nghiệm vừa kín vừa hở như nói ở trên.

2. Hướng chuồng chuồng nuôi hươu

Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên ta chọn hướng chuồng là hướng Nam hoặc Đông Nam để mát về mùa hè, ấm về mùa đông và ánh sáng được điều hòa suốt trong ngày, không gây ra chênh lệch cường độ ánh sáng lớn.

3. Nền chuồng chuồng nuôi hươu

Phải có độ dốc từ 1 – 20 để thoát nước bẩn. Phải cao hơn vùng đất xung quanh.

- Nền đất nện: Đây là loại nền thông dụng có ưu điểm là chi phí ít. Nhưng trong một sộ trường hợp, hươu có thể đào bới, gây ra sự lỗi lõm và tích nước tiểu, phân… làm ô nhiễm chuồng. Khi chưa có điều kiện làm nền gạch, nền đất nện chặt vẫn là loại nền thích hợp.

- Nền gạch: Đây là loại nền tốt nhất, việc đi lại sinh hoạt của hươu rất dễ dàng, không gây tích nước, ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Trong điều kiện thiếu khoáng thì nền gạch cũng có thể bổ sung một phần, con vật liếm gạch để tăng khoáng cho cơ thể.

Cách làm: Dùng gạch đất dung (quá lửa) hay gạch lành tốt xây nằm hay xây nghiêng với vữa xi măng có miết mạch cân thận.

- Nền xi măng: Trước đây có nhiều người nghĩ rằng đây là loại nền tốt nhất. Nhưng trong thực tế, nền xi măng có nhược điểm lớn, lạnh về mùa đông, ẩm ướt về mùa hè, trong thi công nếu làm bóng mặt nền để dễ dọn chuồng thì thường làm cho hươu bị trượt chân, ngã…

Hướng phát triển là làm nền xi măng không nhẵn mặt, trong trường hợp có điều kiện thì làm thành từng tấm bê tông, ghép lại tạo điều kiện chống ẩm tốt hơn.

- Nền gỗ: ở những nơi có điều kiện thì có thế làm nền bằng gỗ với loại gỗ dai không thấm nước bằng cách ghép các tấm gỗ lại với nhau. Nền đất phía dưới cần được nện kỹ, chống chuột làm tổ.

4. Diện tích chuồng nuôi hươu

- Với hươu đực ít nhất cũng phải được 6m2/con (theo kích thược 3m x 2m hay 2,5m x 2,5m) và có điều kiện thì nên làm rộng hơn. Những con đực đã được chọn làm đực giống để phối cho các con cái của nhiều gia đình thì chuồng phải đủ rộng để chúng giao phối trong chuồng tốt.

- Với hươu cái: khoảng 5 – 6m2 /con là vừa, ít nhất phải được 4m2 /con.

5. Vật liệu xây dựng chuồng nuôi hươu

- Gỗ: là vật liệu chủ yếu trong, xây dựng chuồng trại cho hươu. Ngoài việc dùng để làm các ô chuông, cột và róng, các kết cấu còn lại như cột, xà (kết cấu chịu lực mái) đều làm bằng gỗ là tốt nhất. Gỗ từ nhóm 4 trở xuống dùng để làm cột và róng chuồng. Kích thước cột khoảng từ 120 – 150 mm: 120 x 120 hoặc 150 x 150 (mm), róng có kích thước tiết diện khoảng từ 100 x 50 (mm) hoặc 100 x 60 (mm). Liên kết giữa róng và cột tốt nhất là đục lỗ hoặc dùng đinh. Sự liên kết giữa cột và róng phải thật chắc chắn.

Cột và róng nên bào trơn, mặt trong chuồng cân được vát cạnh để phòng gây xây xát cho hươu.

Chuồng nên làm cao 2m và chia làm 2 phần: 1m phía dưới: róng sẽ đóng dầy khoảng từ 50 – 60 (mm) để đề phòng hươu chui ra, nhất là hươu mới sinh, 1m phía trên đóng thưa hơn khoảng 100mm. Tất cả các róng nên đóng ngang (kinh nghiệm cho thấy: đóng róng dọc hươu rất dễ cho đầu ra ngoài, nếu không ra được do mông to hơn đầu thì hươusẽ đập đầu vào chuồng mà chết (kể cả hươu con và mẹ).

Cửa chuồng cũng không nên làm róng dọc. Khi làm cần chú ý: róng dưới cùng chuồng được thay bằng một thanh giằng to hơn róng (gọi là thanh đà). Khoảng cách từ mặt nền đến mép dưới thanh giằng không vượt quá 50 mm nhằm không cho hươu thò chân ra ngoài khi nằm và hươu sơ sinh chui ra khỏi chuồng.

- Phần đỡ mái: Có thể làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Tấm lợp có thể dùng ngói các loại, tôn hoặc fibrô xi măng (không nên dùng tấm lớp dễ cháy).

- Lưới thép: Trong điều kiện có kinh tế thì nên làm chuồng bằng lưới thép B40. Đây là loại chuồng thật sự an toàn. Cách làm là: vẫn dùng cột gỗ, chung quanh bọc bằng lưỡi thép. Dùng thép này làm hàng rào cũng rất an toàn và tiện lợi.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi hươu lấy nhung Nuôi hươu lấy nhung Một số bệnh thường gặp ở hươu sao và cách chữa trị Một số bệnh thường gặp…