Khoai tây Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt

Tác giả TS. Trương Công Tuyện, ngày đăng 24/09/2016

Hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây sau lụt

Nếu thực hiện tốt các khâu từ khâu giống đến khâu kỹ thuật một chu kỳ khoai tây cho chúng ta một lượng sản phẩm đáng kể (15-25 tấn/ha). Để vụ trồng khoai tây cho năng suất và chất lượng cao trong vụ đông cần phải thực hiện các bước cơ bản sau đây:

1. Đất trồng, làm đất và lên luống

Khoai tây là loại cây trồng có thể trồng trên nhiều loại đất. Sau mưa lũ có thể trồng khoai tây trên chân đất vàn cao hoặc vàn trũng, có điều kiện tưới tiêu nước chủ động. Tranh thủ nước rút đến đâu khi đất đạt độ ẩm đất phù hợp 75-80% (bóp đất đã tơi) là tranh thủ trồng khoai tây ngay. Đất phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống cao 20 - 25 cm, luống rộng 1,2 m (bao gồm cả dãnh luống), mặt luống rộng 90 cm cho luống khoai tây trồng hàng đôi, nếu trồng sang đến vụ xuân phải lên luống cao và làm rãnh thoát nước.

2. Khoai tây giống

Khoai tây giống có rất nhiều nguồn mà chúng ta có thể khai thác đó là:

- Nguồn giống khoai tây hiện đang được bảo quản ở các kho lạnh tại một số địa phương gồm: Viện nghiên cứu, công ty giống của các tỉnh, các công ty TNHH có chức năng làm giống. Nguồn giống này sẽ chủ yếu cho khoai đông chính vụ.

- Nguồn giống khoai tây nhập khẩu từ châu Âu: Nguồn giống này sẽ được cập cảng vào thời gian 25-30/11 chủ yếu trồng vào vụ xuân và làm giống cho năm sau.

- Nguồn giống từ Trung Quốc: Đây là nguồn giống tương đối thuận lợi đối với nước ta trong thời điểm hiện nay kể cả về không gian cũng như thời gian. Nếu chất lượng giống được kiểm soát chặt chẽ sẽ là cơ hội tốt cho nông dân phủ kín diện tích cho vụ đông năm nay bằng cây khoai tây.

3. Thời vụ gieo trồng

Tùy theo thời gian nước rút sau lũ có thể bố trí trồng khoai tây theo hai thời vụ sau:

+ Vụ đông: Trồng từ 15/10 đến 15/11.

+ Vụ xuân: Trồng từ 15/11 đến 15/12.

Với thời vụ trồng như trên khoai tây sẽ cho năng suất cao nhất và không ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng vụ sau.

4. Mật độ và khoảng cách

Để khoai tây có năng suất ổn định, việc đảm bảo mật độ trồng là cần thiết, thông thường nên trồng khoai tây từ 5-6 khóm/m2 tương đương 1.300-1500 củ giống/sào Bắc bộ. Luống trồng hàng đôi nên bố trí khoảng cách trồng là: 40 x 30cm, trồng xong phải lấp củ với độ sâu 3-5 cm.

5. Phân bón và cách bón

Để khoai tây có năng suất cao yêu cầu lượng phân bón cho 1 ha là: 15 - 20 tấn phân chuồng, 150 kg N, 150 kg P2O5, 150 kg K2O. Tương tự một sào Bắc bộ (360m2) cần là: 500-700kg phân chuồng, 10-12 kg đạm urea, 15-20kg lân super, 9-10 kg kali clorua với cách bón như sau:

- Bón lót toàn bộ phân chuồng + toàn bộ phân lân + 1/3 đạm và 1/3 kali.

- Bón thúc lần 1: 1/3 đạm và 1/3 kali kết hợp vun xới lần 1.

- Bón thúc lần 2: hết số đạm và số kali còn lại kết hợp vun xới lần 2.

6. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Khi trồng tuyệt đối không cho củ giống tiếp xúc với phân hoá học. Đất phải được giữ ẩm thường xuyên để giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển thân, lá củ được thuận lợi. Giai đoạn trước khi thu hoạch 15-20 ngày tuyệt đối không được tưới nước nhằm tránh ảnh hưởng đến chất lượng củ khoai tây.

Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc khi phát hiện có rệp, nhện bằng thuốc Confidor, Pegaus, Shepar nồng độ 0,1-0,2%... Hoặc trừ bệnh mốc sương bằng thuốc Rhidomil, Zinep 20-25 gr/bình. Phun đều hai mặt của lá.

7. Thu hoạch

Thu hoạch khi củ đạt độ chín sinh lý, biểu hiện là thân lá đã chuyển sang màu vàng tự nhiên vỏ củ lúc này nhẵn bóng và rắn chắc, phải chọn vào những ngày nắng ráo, thanh lọc và loại bỏ cây bệnh trước khi thu hoạch.

Cắt củ giống khoai tây theo phương pháp cắt dính

Để tiết kiệm đầu tư giống trên một đơn vị diện tích việc cắt củ giống khoai tây là cần thiết. Tuy nhiên, để củ giống khoai tây được an toàn tuyệt đối khi sử dụng phương pháp cắt củ mà chất lượng củ giống vẫn đảm bảo, khoai tây vẫn cho năng suất cao yêu cầu phải làm tốt các bước sau đây:

1. Chuẩn bị củ giống

- Củ giống được đem cắt phải có độ trẻ về sinh lý. Tốt nhất là dùng củ giống từ nguồn nhập khẩu hoặc củ giống được bảo quản trong kho lạnh ở điều kiện 4oC.

- Củ giống phải có khối lượng ít nhất từ 50g trở lên mới đem cắt.

- Củ giống được mang ra cắt phải hết thời gian ngủ nghỉ (đã phát mầm).

2. Chuẩn bị vật liệu và xử lý dao cắt

- Vật liệu xử lý: dao cắt được xử lý có thể bằng cồn công nghiệp hoặc lửa đèn cồn hay lửa ngọn nến.

- Dao cắt: phải sắc và mỏng, không được dùng dao có bản dày, để tránh làm dập nát tế bào ở chỗ cắt.

- Sau mỗi lần cắt nhất thiết phải xử lý lại dao cắt để tránh lây lan bệnh từ củ bị bệnh sang củ sạch bệnh.

3. Phương pháp và tiêu chuẩn miếng cắt

- Cắt dọc củ theo chiều của mầm đỉnh với tiết diện miếng cắt phải là nhỏ nhất, để tránh gây thương tổn không cần thiết.

- Cắt củ giống, phải tuân thủ tuyệt đối theo phương pháp cắt dính, nghĩa là miếng cắt không rời hẳn ra mà còn dính lại khoảng 2-3mm.

- Cắt củ xong, phải úp ngay hai miếng cắt còn dính lại với nhau (như trước khi cắt) rồi xếp vào khay đựng hoặc rổ, rá và không được cho vào bao tải ẩm ướt.

- Không xử lý củ giống sau cắt với bất kỳ loại hoá chất nào.

- Để đảm bảo năng suất khoai tây, mỗi miếng cắt phải có ít nhất 2 mầm trở lên.

- Mỗi củ giống chỉ nên cắt đôi, không nên cắt 3 hay 4.

4. Phương pháp và thời gian bảo quản củ giống sau cắt

- Sau khi cắt, củ giống phải được bảo quản trong điều kiện 18-20oC, thoáng khí.

- Thời gian để miếng cắt lành lại vết thương mất khoảng 6-7 ngày. Trước khi trồng (1-2 ngày), nên tách hẳn miếng cắt ra làm đôi để miếng cắt lành hoàn toàn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn cách trồng khoai tây tại nhà sai củ, củ ngon Hướng dẫn cách trồng khoai…