Học xong nghề là có việc và giàu

Lớp học quá tải
Theo ông Phạm Minh Tuấn – Chủ tịch Hội Nông dân xã An Đồng, từ khi xã có chủ trương xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn xã, các cơ sở sản xuất công nghiệp, chăn nuôi tập trung và dịch vụ...
nhen nhóm mọc lên và ngày càng phát triển về quy mô và số lượng.
Chỉ trong địa bàn xã đã có 1 công ty tư nhân và 7 xưởng may lớn nhỏ, 1 xưởng giày da và rất nhiều cơ sở sản xuất gia công đồ gỗ mỹ nghệ.
“Nắm bắt được nhu cầu học nghề để xin việc, Hội Nông dân xã đã chủ trương mở lớp liên tiếp 4 lớp dạy may, nâng cao tay nghề để bà con có thể dễ dàng được nhận vào các xưởng may với mức lương tương đối khá” – ông Tuấn nói.
Chị Nguyễn Thị Khánh (sinh năm 1979) thôn Vũ Xá đang làm công nhân may tại cơ sở sản xuất Long Đĩnh với mức lương ổn định từ 3,5 đến hơn 4 triệu đồng/tháng: “Đi làm gần nhà, lại có thu nhập mỗi tháng bằng mấy tạ thóc mà mỗi khi tới mùa vụ vẫn tranh thủ nghỉ vài ngày để cấy, gặt lấy gạo ăn và chăn nuôi tại nhà nên chị em rất phấn khởi” – chị Khánh nói.
Ông Tuấn cũng cho biết, ngoài 4 lớp may, xã còn mở thêm 1 lớp tin học văn phòng, 1 lớp chăn nuôi thỏ, 2 lớp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Tổng số học viên của 8 lớp đã lên đến hơn 300 người: “Mỗi lớp đào tạo theo quy định là 35 người.
Những người này ưu tiên là thuộc diện gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo.
Tuy nhiên, hầu như lớp nào cũng “quá tải”, sĩ số các lớp lúc nào cũng trên 40 người đến xin học… Họ muốn học để lấy kiến thức làm kinh tế gia đình” – ông Tuấn nói.
Ra nghề là...giàu
" Qua khảo sát chúng tôi thấy, nhiều gia đình có ý định đầu tư máy nông nghiệp vào sản xuất và làm dịch vụ như máy cấy, cày, gặt, tuốt lúa...
Vì vậy, giai đoạn tới Hội Nông dân xã sẽ đề xuất mở thêm lớp dạy nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho bà con”
Ông Phạm Minh Tuấn
Ông Nguyễn Ngọc Lưu – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã An Đồng - Giám đốc Trung tâm Học tập cộng đồng xã cho biết, sau mỗi đợt kết thúc các khóa học, trung tâm đều tiến hành khảo sát việc áp dụng kiến thức vào thực tế của bà con: “Đánh giá cho thấy, 100% học viên đã biết áp dụng kiến thức vào chăn nuôi, trồng trọt phát triển ngành nghề.
Trong đó, có 30% hộ gia đình học viên phát triển được các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao” – ông Lưu cho biết.
Ông Trần Văn Khánh thôn Đông Lễ Văn đã tham gia lớp dạy nghề nuôi thỏ ngay từ những ngày đầu tiên.
Ông Khánh cho biết: “Lúc đầu, chỉ nuôi thỏ theo kinh nghiệm nên nuôi 10 con chỉ sống được 4 – 5.
Không biết cách cho ăn, phòng dịch bệnh nên thỏ chết nhiều.
Từ khi được đi học, áp dụng khoa học kỹ thuật nên đã giảm được tỷ lệ thỏ chết.
Có thời điểm chuồng nhà tôi nuôi được 50 – 70 con thỏ thịt để bán”.
Tương tự, nhìn mô hình trang trại chăn nuôi thỏ của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Vụ (sinh năm 1986, thôn Bắc Dũng, An Đồng) không ai nghĩ trước đó 2 năm, Vụ không biết gì về thỏ.
Hiện nay, trang trại của anh lúc nào cũng có khoảng hơn 300 con thỏ thịt, đủ cung cấp cho các nhà hàng đặc sản trên thị trấn.
Anh Vụ cho biết: “6 – 7 năm liền lăn lộn với nghề mỏ ở Quảng Ninh mới nhận ra rằng không đâu bằng quê hương mình.
Vì vậy, tôi quyết định về quê lập nghiệp với… con thỏ.
Bây giờ, vừa có nghề làm chủ động được thời gian, vừa được gần vợ con, thu nhập ổn định”.
Có thể bạn quan tâm
Rao vặt
Phần mềm

Phối trộn thức ăn chăn nuôi

Pha dung dịch thủy canh

Định mức cho tôm ăn

Phối trộn phân bón NPK

Xác định tỷ lệ tôm sống

Chuyển đổi đơn vị phân bón

Xác định công suất sục khí

Chuyển đổi đơn vị tôm

Tính diện tích nhà kính

Tính thể tích ao hồ