Tin nông nghiệp Hiệu quả phương pháp tưới ướt, ngập khô xen kẽ cho cây lúa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu quả phương pháp tưới ướt, ngập khô xen kẽ cho cây lúa

Tác giả Hữu Đức - Minh Đảm, ngày đăng 22/03/2022

Hiệu quả phương pháp tưới ướt, ngập khô xen kẽ cho cây lúa

Vùng ĐBSCL nông dân áp dụng giải pháp kỹ thuật mới '1 phải 5 giảm' vào canh tác lúa đang được phổ biến. Trong đó, tưới nước tiết kiệm lúa đạt hiệu quả rõ rệt.

Nông dân canh tác lúa trong vùng dự án đánh rãnh nước trên ruộng, áp dụng tưới nước tiết kiệm cho cây lúa. Ảnh: Hữu Đức.

Ở ĐBSCL có nhiều vùng trồng lúa đang gặp thách thức lớn trước biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan. Những năm gần đây vào mùa khô hạn, do điều tiết nước từ các đập thủy điện đầu nguồn trên sông Mê Công, dòng chảy từ thượng nguồn về giảm khiến vùng hạ lưu ĐBSCL thường bị thiếu nước ngọt. Trong khi tình trạng xâm nhập mặn dấn sâu vào vùng nôi địa. Canh tác lúa và nhiều loại cây trồng trở nên khó khăn. Từ đó kỹ thuật mới tưới nước tiết kiệm, nước cho vào ruộng ở mức nào là phù hợp nhất. Đây là giải pháp cần thiết để nông dân bơm-tưới vừa đủ, không thừa hoặc thiếu, đáp ứng cho các giai đoạn canh tác lúa.

Trong 5 năm qua ở Sóc Trăng, nông dân trong vùng dự án VnSAT (Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam) với hơn 40.000 ha đã áp dụng phổ biến kỹ thuật mới – Phương pháp tưới “ướt, ngập khô xen kẽ”. Cách làm này khá đơn giản, dễ làm, không tốn kém chi phí nhiều và nông dân nào cũng có thể áp dụng trên mảnh ruộng của mình.

Ông Võ Quốc Trung, cán bộ khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, người theo dõi, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật dự án VnSAT của tỉnh, dẫn giải: Nông dân muốn áp dụng điều kiện cần làm là phải san lấp bằng phẳng mặt ruộng, độ chênh không được lệch quá 2cm. Chủ đích là chỉ cần giữ giữ nước ngập mặt ruộng 5cm để đáp ứng nhu cầu cây lúa và kiểm soát cỏ dại.

Về cách làm khá đơn giản, nông dân xem phân đoạn trên mặt ruộng dài khoảng 2 tầm (6m) đánh rãnh sâu 20cm chạy dài. Rãnh nước có tác dụng xổ phèn, bơm nước nhanh tới cuối ruộng. Nông dân thăm đồng xem rãnh nước có thể nhận biết ruộng thiếu nước nếu mặt đất có dấu rạn nứt, cần phải bơm nước. Cách làm nầy nhẹ tốn hao chi phí bơm nước dư thừa không cần thiết.

Kỹ thuật cơ bản trong canh tác lúa, áp dụng phương pháp tưới “ướt, khô xen kẽ” theo các giai đoạn phát triển của lúa, ruộng lúa được giữ khô vào các giai đoạn trước gieo sạ 1 ngày, sau sạ 35-40 ngày và trước thu hoạch 7-12 ngày. Các giai đoạn khác giữ nước trên ruộng từ 3-5cm, hoặc để nước ra vào ruộng tự nhiên theo thủy triều ở những vùng có điều kiện… giúp sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm tỉ lệ đổ ngã trên đồng ruộng.

Nông dân bên ngoài vùng dự án đã học hỏi làm theo phương pháp nầy. Qua dự án VnSAT, Trung tâm khuyến nông Sóc Trăng hiện đang phổ biến, chuyển giao kỹ thuật nhân rộng cho nông dân canh tác lúa trong tỉnh.

Giải pháp kỹ thuật “1 phải 5 giảm” đã được Bộ NN-PTNT công nhận. Ông Nguyễn Ngọc Huấn, Giám đốc HTX Khiết Tâm ở huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ cho biết: Từ dự án VnSAT nhiều nông dân thành viên trong HTX chuộng cách làm đơn giản để đo mực nước vừa đủ cung cấp cho cây lúa. Hiện có 2 cách làm, có 40 nông dân thành viên chọn cách làm thủ công là lắp đặt ống nhựa có phao đo nước bên trong và in phân vạch theo dõi mực nước trên ruộng, cách làm nầy nông dân thăm đồng đều dễ nhận biết: Lấy mốc trung bình là 0 ngang bằng mặt ruộng, mực nước không cao và thấp quá 20cm.

Còn cách đo cảm biến có 4 nông dân thành viên khác của HTX đo mặt nước ruộng bằng cảm biến, xem trên điện thoại thông minh. Nông dân có thể nhận biết mực nước ngoài ruộng từ ở nhà. Tuy nhiên phương pháp nầy đôi khi còn trục trặc kỹ thuật điện tử. Ưu điểm của ứng dụng phương pháp tưới nước tiết kiện cho cây lúa giúp giảm 50% chi phí bơm tưới. Lúa cứng cây, ít bị đổ ngã, ít sâu bệnh.

Nông dân ở HTX Khiết Tâm thiết kế đặt ống nhựa có phao đo mực nước bên trong và  phân vạch chỉ số mực nước trên ruộng lúa. Ảnh: Hữu Đức.

Hiện nay nông dân ở một số địa phương vùng ĐBSCL áp dụng phương pháp nầy thừa nhận về mặt lợi ích giảm chi phí bơm bưới, hiệu quả canh tác lúa thấy rõ. Trong vụ lúa đông xuân và hè thu dễ làm, vì lượng mưa không dồn dập. Tuy nhiên vụ thu đông khó áp dụng vì thường hàng năm vào tháng 6 đến tháng 9 có mưa dầm kéo dài, thửa ruộng nào đất thấp, trũng sâu khó làm. Do vậy, mặt hạn chế là đòi hỏi nông dân phải san phẳng mặt ruộng khi cày ải đầu vụ. Ruộng thâm canh 3 vụ càng không có thời gian, vì mùa khô mới cày san bằng tia Laser được.

Theo khuyến cáo kỹ thuật của cán bộ dự án VnSAT, tiếp tới thực hiện các giải pháp canh tác lúa tiên tiên tiến, trong đó cần có các điều kiện đảm bảo cho các khâu canh tác được ứng dụng động bộ cơ giới hóa, bao gồm: Sử dụng máy làm đất (cày, bừa, xới, trục, san phẳng mặt bằng đồng ruộng, đánh rãnh có kích thước theo tiêu chuẩn kỹ thuật hướng dẫn của ngành.

Sử dụng máy hoặc dụng cụ gieo sạ, cấy. Sử dụng máy bơm nước cá nhân hoặc trạm bơm nước tập trung để tưới tiêu, sử dụng máy phun thuốc BVTV đeo vai hoặc drone phun thuốc điều khiển từ xa. Sử dụng máy gặt đập liên hợp. Sử dụng phương tiện xe hoặc ghe thuyền máy vận chuyển… giúp giảm chi phí và giảm thất thoát trong khâu thu hoạch lúa.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nhu cầu dùng gạo làm thức ăn chăn nuôi ở châu Á tăng mạnh Nhu cầu dùng gạo làm… Những mô hình thu lời gấp đôi độc canh Những mô hình thu lời…