Tin thủy sản Hiệu quả nuôi cá chép giòn tại Khánh Hòa
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu quả nuôi cá chép giòn tại Khánh Hòa

Tác giả Ngọc Diệp, ngày đăng 11/04/2019

Hiệu quả nuôi cá chép giòn tại Khánh Hòa

Cá chép giòn là đối tượng nuôi mới, có tiềm năng rất lớn, đem lại hiệu quả kinh tế được tỉnh Khánh Hòa chú trọng.

Cá chép giòn có giá 130.000 - 150.000 đồng/kg

Năm 2017, cá chép giòn được Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa nuôi thử nghiệm nhưng do hạn chế về nguồn giống, cá nhỏ nên tốc độ phát triển chậm; một phần cá giảm ăn do thay đổi môi trường sống, chuyển ao, một phần thay đổi khẩu phần nên cá chậm lớn, 6 tháng chỉ đạt 1,5 - 1,6 kg/con; nhưng cá có chất lượng tốt, thịt săn chắc, giá bán 130.000 - 150.000 đồng/kg. Năm 2018, Trung tấm tiếp tục thử nghiệm mô hình này tại huyện Khánh Sơn. 

Ông Nguyễn Văn Bính, hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa chuyển giao 800 cá giống cỡ thương phẩm, tỷ lệ hao hụt qua vận chuyển, sinh trưởng khoảng 5%. Hàng ngày, tôi cung cấp cho cá duy nhất một loại thức ăn là hạt đậu tằm do đơn vị chuyển giao. Trong thời gian đầu mới thả nuôi, cho cá ăn thức ăn bình thường, sau khoảng 1 tuần tiến hành cưỡng bức để cá ăn đậu tằm. Luyện tập cho cá ăn đậu tằm bằng cách bỏ đói cá 2 - 3 ngày, sau đó cho cá ăn 1 lượng nhỏ đậu tằm đã được ngâm trong thời gian 12 - 24h. Khi cá ăn quen thức ăn đậu tằm, cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 - 7h và 16 - 17h. Khẩu phần ăn 1,5 - 2% khối lượng cá, thức ăn cho vào sàng đặt dưới đáy ao, lồng nuôi. Sàng làm bằng khung sắt có diện tích 1 m2, cao 25 - 30 cm, được vây 2 lớp, 1 lớp lưới thép, 1 lớp lưới cước để ngăn đậu trôi ra ngoài. Thường thời gian nuôi 5 - 6 tháng, cá cho thu hoạch. Cho cá nhịn ăn 1 ngày trước khi thu hoạch”.

Được biết, khu vực miền núi Khánh Hòa có nhiều sông suối, ao, hồ, thuận lợi nuôi thủy sản nước ngọt. Cá chép giòn cũng là đối tượng có thể nuôi bằng nhiều hình thức (ao, giai, bể) nên có thể nhân rộng. Với việc đưa vào nuôi đối tượng mới, phù hợp với chế biến thực phẩm cao cấp phục vụ khách du lịch sẽ là hướng đi mới, giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc nhập cá đầu vào tại Khánh Hòa còn khó khăn, chủ yếu từ phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương… đi bằng đường hàng không nên giá vận chuyển cao, bình quân 20.000 - 25.000 đồng/kg. 

Theo kế hoạch, năm 2019, Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa sẽ triển khai thêm một mô hình nuôi cá chép giòn tại Ninh Hòa để đánh giá chính xác hơn về sự phát triển của đối tượng nuôi này tại các địa phương. Qua đó, khuyến cáo kỹ thuật nuôi phù hợp, định hướng cho nghề nuôi phát triển.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hấp dẫn nghề nuôi ốc bươu đen ở Đô Lương Hấp dẫn nghề nuôi ốc… 8 mô hình khuyến ngư điển hình 8 mô hình khuyến ngư…