Mô hình kinh tế Hiệu quả kinh tế từ cây gừng ở Pác Nặm Bắc Kạn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hiệu quả kinh tế từ cây gừng ở Pác Nặm Bắc Kạn

Ngày đăng 28/09/2015

Hiệu quả kinh tế từ cây gừng ở Pác Nặm Bắc Kạn

Đến nay, cây gừng được trồng tập trung tại 6/10 xã của huyện Pác Nặm với diện tích trên 86ha đã mang lại nguồn thu đáng kể cho bà con nông dân và khẳng định được hiệu quả kinh tế.

Năm 2013, thông qua dự án 3PAD cây gừng được bà con nông dân huyện Pác Nặm trồng với diện tích là 20,7ha, có 270 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện, đây là các hộ thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn thiếu kinh nghiệm và vốn để phát triển sản xuất.

Dự án đưa cây gừng về cho bà con là cơ hội lớn để các hộ dân có được hướng phát triển kinh tế tăng thu nhập gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững theo mục tiêu của dự án đề ra.

 

Bà con nông dân thôn Phiêng Lủng, xã Bộc Bố (Pác Nặm) vận chuyển gừng ra điểm tập kết

Đối với hai đầu thực hiện dự án người dân được hỗ trợ toàn bộ về giống và được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây gừng.

Với hiệu quả kinh tế ban đầu mang lại, bà con nông dân huyện Pác Nặm đã mở rộng diện tích trồng cây gừng cũng như có thêm nhiều hộ cùng tham gia. Năm 2014, diện tích trồng cây gừng của huyện Pác Nặm đã tăng lên 43ha, gồm 527 hộ tham gia.

Năm 2015, huyện Pác Nặm có 604 hộ dân thực hiện trồng cây gừng với diện tích là 86,18ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở các xã như Nhạn Môn, Cổ Linh và Xuân La.

Cây gừng được bà con huyện Pác Nặm đang trồng chủ yếu là cây gừng trâu có chu kỳ phát triển và cho thu hoạch trong vòng 5 đến 6 tháng, được trồng xen canh với các loại cây trồng khác như đỗ tương, khoai môn, chuối… Việc trồng cây gừng được bà con tiến hành trồng từ tháng riêng, tháng 2 khi trời đang ẩm có độ không khí cao cây phát triển mạnh.

Việc chuyển giao kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm được doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê có trụ sở tại tổ Thác Giềng, phường Xuất Hoá (TP Bắc Kạn) ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm.

Đến thời điểm này, DNTN xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê đang tiến hành thu mua tại hai vùng dự án là huyện Na Rì và huyện Pác Nặm và các địa phương khác với sản lượng hơn 800 tấn củ.

Sau khi được vận chuyển về kho toàn bộ gừng sẽ được phân loại, sơ chế và xử lý kỹ thuật tại nhà xưởng trước khi xuất đi các nơi.

Đối với huyện Pác Nặm hiện nay các hộ trồng gừng đang tiến hành thu hoạch và xuất bán được hơn 300 tấn gừng non.

Với giá thu mua dao động từ 10.000đ đến 13.000đ/1kg bà con thu hoạch tới đâu phía doanh nghiệp thu mua hết tới đó.

Toàn bộ gừng ở các địa phương được DNTN xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê (TP Bắc Kạn) thu mua.

Việc hỗ trợ về giống và thu mua gừng của bà con theo dự án được doanh nghiệp hoạch toán trên cơ sở hỗ trợ theo dự án.

Theo đó, doanh nghiệp chi phí 68%, người dân 32% vốn, toàn bộ quá trình đầu tư chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm sẽ do doanh nghiệp tổ chức thực hiện.

Cũng từ nguồn vốn hỗ trợ theo dự án này doanh nghiệp đã đầu tư vào xây dựng nhà xưởng chế biến, kho bãi, phương tiện vận chuyển, đồng thời tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đối với các hộ tham gia dự án trồng cây gừng được thực hiện theo nhóm hộ có đại diện đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm có sự giám sát của chính quyền địa phương.

Ông Bàn Văn Minh, giám đốc DNTN xuất khẩu và chế biến nông sản Minh Bê cho biết:

Những năm qua cây gừng là một trong những cây trồng mang lại hiệu quả kinhh tế cao giúp cho nhiều hộ nghèo, hộ khó khăn có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Đối với các huyện vùng cao thì cây gừng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sau khi dự án kết thúc doanh nghiệp cam kết vẫn tiếp tục thực hiện việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con địa phương.

Sau 3 năm thực hiện dự án cùng với các chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn huyện Pác Nặm, các cấp chính quyền và người dân đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng từ các dự án mang lại, trong đó có dự án 3PAD đưa cây gừng giúp bà con phát triển kinh tế đã đtạ được kết quả khả quan.

Việc đưa cây gừng để giúp người dân tìm được cây trồng phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đã mở ra cơ hội thoát nghèo cho địa phương.

So với cây trồng khác thì cây gừng có giá trị kinh tế vượt trội, bình quân một vụ trồng gừng mỗi hộ đã thu về 15 đến 20 triệu đồng, bà con cũng không phải lo lắng về đầu ra cho sản phẩm. Đối với các hộ dân ở các địa phương khác có quỹ đất rộng một vụ gừng đã thu về hơn 100 triệu đồng là nguồn thu chính trong các nguồn thu của mỗi hộ gia đình nông dân.

Theo đánh giá của dự án 3PAD chỉ sau hơn 2 năm triển khai dự án trồng gừng đã có ít nhất 20 hộ dân trên địa bàn huyện Pác Nặm đã thoát nghèo.

Có thể nói cùng với một số cây lương thực đang được người dân huyện Pác Nặm trồng phổ biến hiện nay thì cây gừng là một trong những loại cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt mang lại thu nhập cho người nông dân đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo đồng thời làm thay đổi thói quen canh tác cũ cũng như trang bị kiến thức cho bà con nông dân trong canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản xuất rau an toàn khó nhất vẫn là đầu ra Sản xuất rau an toàn… Giá hồ tiêu vẫn cao đến cuối năm 2015 Giá hồ tiêu vẫn cao…