Tin thủy sản Hầm bảo quản hải sản PU: Nâng cao giá trị sau đánh bắt
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Hầm bảo quản hải sản PU: Nâng cao giá trị sau đánh bắt

Tác giả Đồng Vân, ngày đăng 28/11/2016

Hầm bảo quản hải sản PU: Nâng cao giá trị sau đánh bắt

Trong ảnh: Cho đá lạnh xay vào hầm bảo quản bằng công nghệ PU của một tàu cá tại cảng Incomap, phường 5, TP. Vũng Tàu. (ảnh: Đồng Vân)

Thời gian qua, nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư hầm bảo quản  bằng công nghệ PU (hầm chứa cách nhiệt bằng vật liệu xốp Polyurethane). Mô hình này góp phần giảm tổn thất nguyên liệu hải sản sau thu hoạch, tăng hiệu quả kinh tế cho ngư dân sau mỗi chuyến biển.

Trước đây, mỗi chuyến ra khơi, con tàu có công suất hơn 600CV của ông Thái Thuần Tốt, xã Phước Tỉnh (huyện Long Điền) thường mang theo 2.000 cây đá xay để bảo quản hải sản. Nhưng vì hầm bảo quản được làm sơ sài từ các tấm xốp mút ghép lại với nhau nên giữ lạnh đá không lâu, chuyến biển 30 ngày thì đến những ngày cuối cùng đã hết đá, độ lạnh giảm. Từ khi chuyển sang đầu tư và dùng hầm PU, mỗi chuyến biển ông Thái đem theo đá ít hơn chỉ khoảng 1.500 cây nhưng đến ngày cuối cùng vẫn còn dư đá. Mặt khác, độ lạnh trong hầm cũng được bảo đảm nên cá, mực tươi đạt chất lượng. “Nước đá trong hầm bảo quản thủ công chỉ sử dụng được 60-70%, độ lạnh thất thoát nhiều nên chất lượng hải sản không đồng đều. Hầm bảo quản ứng dụng công nghệ PU không những giảm được 500 cây đá xay, mà độ lạnh của đá được sử dụng đến 95% nên hải sản bảo đảm độ tươi và đồng đều. Nếu tàu về trễ 3 đến 4 ngày cũng không ảnh hưởng đến chất lượng hải sản”, ông Tốt cho hay. Theo tính toán của các ngư dân, hầm bảo quản bằng công nghệ PU tiết kiệm được khoảng 30% lượng đá hao hụt và kéo dài thời gian bảo quản, làm tăng chất lượng nguyên liệu thủy sản sau khai thác. Trung bình mỗi chuyến biển thu nhập tăng thêm khoảng 15 triệu đồng.

Từ thành công của những chiếc tàu đầu tư hầm bảo quản hải sản theo công nghệ PU nên hầu hết các ngư dân đóng mới tàu hiện nay đều sử dụng công nghệ này. Đang đóng con tàu vỏ thép theo Nghị định 67 của Chính phủ, ông Thái Thuần Tốt tiếp tục sử dụng công nghệ bảo quản bằng công nghệ PU bọc inox, với chi phí đầu tư hơn 1 triệu đồng/m2. “Việc bọc inox bên ngoài lớp PU giúp khoang hầm sạch sẽ, bảo đảm vệ sinh nâng cao chất lượng sản phẩm”, ông Tốt cho biết thêm.

Ngư dân Võ Văn Mai, phường 5 (TP. Vũng Tàu) cho biết, ông đã bỏ gần 150 triệu đồng đầu tư hầm bảo quản hải sản theo công nghệ PU. Sau 2 năm sử dụng, ông Mai đánh giá: “Hầm bảo quản PU giúp tăng thời gian giữ lạnh cho hải sản thêm 15%, do độ lạnh ổn định nên chất lượng hải sản được nâng lên, bán được giá cao hơn”.

Ông Nguyễn Quang Đình, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ hậu cần thủy sản BR-VT, cho biết: “Công ty có Xí nghiệp đóng sửa tàu thuyền tại phường 5, TP. Vũng Tàu, bình quân hàng năm đóng mới từ 60 đến 70 tàu cá đánh bắt xa bờ. Hiện nay, khi đóng tàu mới, hầu hết ngư dân đều đầu tư công nghệ PU bọc inox để làm hầm bảo quản. Ngoài giúp sản phẩm sau đánh bắt đạt chất lượng, giảm chi phí lấy đá xay, độ bền cao, hầm PU bọc inox là vật liệu chống thấm, giúp tàu hạn chế được tình trạng phá nước”.

Theo Sở NN-PTNT, để phát triển ngành đánh bắt, khai thác thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, một trong những nội dung quan trọng là có cơ chế hỗ trợ để ngư dân đầu tư trang thiết bị bảo quản sản phẩm hiện đại sau khi khai thác được. Theo đó, đầu tư hầm bảo quản hải sản bằng vật liệu PU là một trong những giải pháp tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian qua, Trung tâm KNKN cũng đã hỗ trợ ngư dân ứng dụng hầm bảo quản PU, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở một số mô hình. Nguyên nhân, do chi phí vật liệu để làm hầm theo phương pháp mới này cao hơn gấp 3-4 lần vật liệu truyền thống nên ngư dân không dám bỏ tiền để đầu tư. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân đầu tư chuyển đổi và ứng dụng công nghệ PU làm hầm bảo quản, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao lợi nhuận để ngư dân yên tâm bám biển dài ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Tôm nước lợ nghịch vụ giá cao Tôm nước lợ nghịch vụ… Bảo quản hải sản bằng công nghệ PU: Nhiều lợi ích cho ngư dân Bảo quản hải sản bằng…