Mô hình kinh tế Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân

Ngày đăng 11/06/2014

Giao Quyền Khai Thác Thủy Sản Vùng Biển Ven Bờ Cho Ngư Dân

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Ngày 9/6, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức lễ công bố quyết định cấp giấy phép khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho các ngư dân thuộc Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh, huyện Phú Vang.

Bước đầu, Chi hội nghề cá xã Vinh Thanh có 112 hội viên. Trên cơ sở giấy phép này, các hội viên có thể khai thác trên toàn bộ vùng biển ven bờ tỉnh Thừa Thiên -Huế. Đặc biệt trong vùng biển ven bờ xã Vinh Thanh các ngư dân có thể bố trí ngư cụ cố định (khai thác cố định), khôi phục các chà rạm làm nơi trú ẩn tôm cá khai thác.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cho biết, đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về giao quyền khai thác thủy sản ven bờ cho ngư dân. Theo đó, cộng đồng ngư dân và Nhà nước cùng phối hợp quản lý ngư trường.

Trước đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cũng đã cấp giấy phép khai thác thủy sản ven biển cho Chi hội nghề cá xã Quảng Công, huyện Quảng Điền. Chi hội nghề cá xã Quảng Công với hơn 290 hộ dân sinh sống bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, được khai thác di động vùng biển ven bờ Thừa Thiên – Huế, trong đó có 13.780 ha khai thác thủy sản cố định trên vùng biển xã Quảng Công.

Được biết, ở vùng đầm phá, tỉnh Thừa Thiên- Huế đã cấp 41 giấy phép khai thác thủy sản cho 43 Chi hội nghề cá cơ sở.

Riêng về phía biển, đây là mô hình đầu tiên, trong đó diện tích được cấp phép vùng khai thác di động 228.000 ha, vùng khai thác cố định 5.550 ha.

Việc cấp giấy phép hoạt động khai thác vùng ven biển cho các Chi hội nghề cá ở cơ sở sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho người dân khai thác, bảo vệ tài nguyên thủy sản vùng biển của mình.

Tham gia mô hình này, Chi hội nghề cá địa phương có trách nhiệm cùng với UBND xã, công an, đồn biên phòng chống khai thác hủy diệt, cụ thể là các tàu giã cào xâm hại vùng biển ven bờ. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thừa Thiên- Huế cho biết đang xúc tiến nhân rộng mô hình này trong thời gian tới.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cà Mau Phạt Thương Lái Người Trung Quốc Mua Cua Trái Phép Cà Mau Phạt Thương Lái… Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Đạt Hiệu Quả Cao Ở Long Phú (Sóc Trăng) Mô Hình Nuôi Cá Sặc…