Tin thủy sản Giảm chi phí thức ăn tôm từ nguồn dinh dưỡng rong lục tại Philippines
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giảm chi phí thức ăn tôm từ nguồn dinh dưỡng rong lục tại Philippines

Tác giả Tùng Bách, ngày đăng 28/12/2020

Giảm chi phí thức ăn tôm từ nguồn dinh dưỡng rong lục tại Philippines

Các nhà nghiên cứu tại Philippines đang thử nghiệm sử dụng nguồn dinh dưỡng xanh từ rong lục, hay còn gọi là tảo spaghetti trong thức ăn tôm và cá nhằm nỗ lực giảm chi phí thức ăn. 

Tảo lục Chaetomorpha linum. Ảnh: Wikipedia

Tảo lục Chaetomorpha linum, còn được gọi là tảo spaghetty hoặc “tảo tóc xanh” bởi có hình dáng dài như sợi tóc thô và xoăn. Khi hợp lại thành cụm lớn dưới nước trông rất giống sợi mỳ Italy. Hàm lượng protein của tảo lục tới 17% và chứa nhiều hợp chất mang hoạt tính sinh học có tác dụng cải thiện sức khỏe.

Loài tảo này phát triển quanh năm ở Philippines và có thể thích nghi tốt trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Tảo lục cũng hấp thụ một lượng chất dinh dưỡng lớn từ nước thải NTTS, do đó, chúng còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường nước. Tuy nhiên, đặc tính hấp dẫn nhất ở loài tảo này, theo các nhà nghiên cứu đó là rẻ hơn các thành phần thức ăn khác như bột cá hoặc tinh chất protein đậu tương.

Mục tiêu sau cùng của việc sử dụng tảo spaghetti, hoặc bất kỳ thành phần protein thay thế bột cá nào khác trong thức ăn thủy sản đó là giảm chi phí thức ăn, theo ông Joseph Binas, Nghiên cứu viên và điều hành nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Trung tâm phát triển thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD).

Sử dụng các thành phần thức ăn thay thế, đặc biệt là những thành phần có nguồn cung dồi dào tại địa phương và được sản xuất bền vững, có thể làm giảm đáng kể chi phí thức ăn công thức, ông Joseph Binas cho biết thêm. Trong nghiên cứu do SEAFDEC/AQD tài trợ dự kiến hoàn thành vào năm nay, ông Binas và các đồng nghiệp đã đưa các hàm lượng tảo khác nhau vào thức ăn thủy sản, đặc biệt thay thế tinh chất protein đậu tương và bột cá.

Thức ăn được bổ sung 0 – 18% tảo spaghetti đã qua chế biến, sau đó được thử nghiệm trong 90 ngày cho tôm sú giống. Các kết quả rất khả quan khi tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm vẫn đạt các thông số bình thường với hàm lượng bổ sung tảo spaghetti tới 12% trong khẩu phần ăn.

Ông Joseph Binas cho biết, nhóm nghiên cứu của ông sẽ tiếp tục cải thiện chất lượng của tảo spaghetti bằng cách sử dụng vi khuẩn axit lactic, men và nấm để lên men tảo trước khi đưa vào thức ăn. Lên men có thể nâng cao chất lượng dinh dưỡng của các nguồn protein thay thế như tảo. Khi tối ưu hóa quy trình lên men, tảo spaghetti lên men có thể được sản xuất theo quy mô lớn. Ông Binas cho biết, sau tôm, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thử nghiệm tảo spaghetti làm thức ăn cho cá rô phi và cá măng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cho cá bột ăn để tăng trưởng nhanh hơn và giảm tỷ lệ chết Cho cá bột ăn để… Lưu ý trong nuôi cá chạch đồng Lưu ý trong nuôi cá…