Mô hình kinh tế Giải Pháp Phòng Trị Bệnh Nuôi Tôm Dấu Hiệu Lạc Quan
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giải Pháp Phòng Trị Bệnh Nuôi Tôm Dấu Hiệu Lạc Quan

Ngày đăng 15/06/2013

Giải Pháp Phòng Trị Bệnh Nuôi Tôm Dấu Hiệu Lạc Quan

Ngày 12/6, tại TP Sóc Trăng, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013.

Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo cơ quan chuyên ngành thủy sản thuộc 20 tỉnh, thành phố ven biển; các Viện nghiên cứu thủy sản, trường Đại học Cần Thơ và các doanh nghiệp, hiệp hội nuôi tôm, hiệp hội chế biến thủy sản…

Qua theo dõi sát sao diễn biến tình hình nuôi thả vụ tôm mới ở các địa phương vùng ven biển, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định: Dịch bệnh trong vụ nuôi tôm 2013 vẫn còn khá trầm trọng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu vốn ở nhiều địa phương khiến cho tiến độ thả nuôi chậm hơn cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến ngày 5/6, riêng ở các tỉnh khu vực ĐBSCL đã thả nuôi tôm nước lợ trên 542.000ha, bằng 95,1% so với cùng kỳ. Trong đó chiếm nhiều nhất là tôm sú 530.000 ha, còn lại 12.704 ha là tôm thẻ chân trắng (TCT).

Tình hình dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và các nguyên nhân khác làm cho 4,2% diện tích tôm thả nuôi bị thiệt hại. Trong đó tôm sú thiệt hại 3,8% và TCT thiệt hại 17,1%. So với cùng kỳ năm 2012, diện tích thiệt hại tôm sú chỉ bằng 65%, nhưng với TCT lên đến 124,9%. Hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi có chiều hướng là hội chứng hoại tử gan tụy cấp giảm và tăng bệnh đốm trắng.

Ở vùng nuôi tôm ven biển tỉnh Sóc Trăng, dịch bệnh tôm nuôi bị thiệt hại nặng nề trong 2 năm 2011-2012. Nhưng từ khi vào vụ tôm năm nay nhiều nông dân thừa nhận có dấu hiệu lạc quan.

Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Sóc Trăng cho biết, tình hình thiệt hại tôm nuôi trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang có hướng giảm dần. Năm 2011, mức thiệt hại cao nhất, tới 72% diện tích thả nuôi. Đến năm 2012 giảm còn 56% và từ đầu vụ nuôi tôm 2013 nay, tỷ lệ thiệt hại tạm thời ở mức 18%.

Ông Khởi lưu ý: “Thời gian qua, áp dụng các mô hình ứng dụng khoa học - công nghệ phòng chống dịch trong nuôi tôm chưa mang lại hiệu quả cao. Vừa qua, việc giảm được tỷ lệ diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu là do người nuôi chủ động thực hành trở lại những mô hình đã từng thành công trước đây như: Nuôi tôm thả mật độ thưa, nuôi tôm ghép cá rô phi, không sử dụng hóa chất, thuốc BVTV trong cải tạo ao nuôi… Do đó, các quy trình nuôi hiện nay cần phải linh hoạt với điều kiện biến đổi của môi trường để có sự thích ứng cao mới hy vọng thành công”.

Giải pháp khả thi

Diễn biến vụ nuôi tôm 2013 đến nay được đại diện các địa phương có vùng nuôi tôm cho biết tuy chưa hết khó khăn, nhưng cơ hội mới đang hé mở. Một số kinh nghiệm nuôi tôm thành công thông qua các giải pháp mới chứng minh hạ thấp được mức độ thiệt hại.

Sau khi bị dịch hoại tử gan tụy hoành hành, ông Tạ Minh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi tôm Bạc Liêu dẫn ra một kinh nghiệm nuôi tôm thành công khi áp dụng các biện pháp: Nuôi tôm không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào, chỉ sử dụng hoàn toàn bằng chế phẩm vi sinh; không nuôi tôm liên tiếp nhiều vụ, cần phải có thời gian cách ly nhất định; cải tạo ao thật kỹ, thường xuyên theo dõi mật độ tảo trong ao nuôi để điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên, ông Phú khuyến cáo: Do hiện nay trên thị trường quá nhiều loại chế phẩm vi sinh khiến người nuôi không biết chọn lựa nhãn hiệu sản phẩm nào là chất lượng và kinh tế nhất. Do đó, cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý các chế phẩm này và chất lượng con giống giúp người nuôi tôm.

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) nêu nguyên nhân cụ thể: Bên cạnh thiệt hại do bệnh đốm trắng, gan tụy, trong quá trình nuôi tôm còn bị thiệt hại do khí độc trong ao (mêtan, nitríc…). Do đó, người nuôi tôm cần kiểm tra hàm lượng khí độc, mật số Vibrio trong ao và cả trên tôm post trước khi thả nuôi.

Phải thường xuyên, định kỳ kiểm đếm mật số Vibrio trong ao nuôi để khống chế mật số chúng luôn nằm trong ngưỡng cho phép. Dùng men vi sinh để khống chế hoặc sử dụng kháng sinh trong 40 ngày đầu tiên vẫn cho hiệu quả. Khi phát hiện tôm bắt đầu thiệt hại, ngành chức năng cần kiểm tra, xét nghiệm mẫu để xác định nguyên nhân và sớm có giải pháp thích ứng.

Ông Phạm Anh Tuấn thừa nhận: Vibrio là tác nhân chính gây bệnh gan tụy và tôm bị bệnh gan tụy từ giai đoạn con giống chứ không chỉ trong quá trình nuôi, một số yếu tố môi trường như: độ mặn, pH quá cao hay ôxy hòa tan thấp cũng làm cho bệnh gan tụy thêm trầm trọng.

Để kiểm soát Vibrio, trong quá trình nuôi giải pháp khuyến cáo cần chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; thả nuôi mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi; chuyển giao quy trình kỹ thuật, biện pháp nuôi mới cho người nuôi.

Tổng cục Thủy sản cho biết sắp tới sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống, hội chứng hoại tử gan tụy ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ, cơ sở sản xuất đến các trại ương dưỡng; đồng thời khuyến cáo người nuôi tôm cần có ao lắng, ao xử lý riêng biệt, không sử dụng thuốc BVTV để diệt giáp xác; hạn chế thả ngay vào ao nuôi cỡ tôm post 12 đến 15 và cách làm mới là ương dưỡng ở ao riêng thời gian từ 10-15 ngày trước khi thả vào ao nuôi.

Đối với nuôi TCT chỉ khuyến khích ở vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh; không khuyến khích thả nuôi mật độ cao hay quá thưa; sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng trong xử lý môi trường ao nuôi và sử dụng thức ăn thích hợp, tránh dư thừa…

Thị trường tiêu thụ tôm thế giới có dấu hiệu tăng trở lại. Khi một số nước nuôi tôm có sản lượng lớn trong khu vực đang bị dịch bệnh trầm trọng, nguồn hàng giảm sút, người nuôi tôm trong nước đang đứng trước cơ hội bán tôm được giá cao. Những giải pháp kỹ thuật mới đang thắp lên hy vọng khống chế dịch bệnh thành công.

Điều kiện cần là Nhà nước sớm có biện pháp tháo gỡ vướng mắc vốn vay giúp người nuôi tôm kịp thời vào vụ.

TS Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện nuôi trồng thủy sản II:

“Hai vấn đề cần quan tâm là kiểm soát tốt Vibrio trong môi trường và trên tôm post bằng cách diệt khuẩn định kỳ sau đó cấy vi sinh trở lại hoặc sử dụng vi sinh trong suốt quy trình mà không dùng hóa chất. Thứ hai là cần bổ sung các chất khoáng đa vi lượng vào ao nuôi, không nên sử dụng kháng sinh, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó Ổn Định Với Dịch Bệnh Nuôi Tôm Công Nghiệp Khó… Nuôi Heo Rừng Sinh Sản - Hướng Đi Mới Cho Nhiều Nông Dân Nuôi Heo Rừng Sinh Sản…