Tôm thẻ chân trắng Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi

Tác giả Kim Tiến, ngày đăng 08/10/2018

Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi

Virus có khả năng gây chết tôm hàng loạt và hiện chưa có biện pháp chữa trị hữu hiệu. Bởi vậy, các giải pháp được áp dụng để kiểm soát chúng là rất cần thiết.

Cải tạo ao nuôi tôm đúng cách để hạn chế dịch bệnh Ảnh: Diệu Lữ

Tính cấp thiết

Những năm gần đây, cùng với sự gia tăng diện tích nuôi, đa dạng hóa đối tượng và việc thâm canh hóa của nghề nuôi tôm đã dẫn đến sự xuất hiện và lây lan của nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh do virus gây ra. Bệnh ở tôm nuôi đã được báo cáo là có ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi tôm trên toàn thế giới (Walker and Mohan, 2009; Lightner et al., 2012a; Flegel, 2012). Cho đến nay, trên thế giới đã có khoảng 22 loại virus gây bệnh ở tôm he (tôm biển) được công bố.

Ở Việt Nam, tình trạng tôm chết trên diện tích rộng ở ĐBSCL trong nhiều năm qua được xác định là do bệnh đốm trắng và bệnh đầu vàng. Ngoài ra, còn có bệnh phân trắng ở tôm sú (Đặng Thị Hoàng Oanh et al., 2008, Nguyễn Thị Hà et al., 2011) và bệnh đục cơ ở tôm càng xanh (Đặng Thị Hoàng Oanh et al., 2009) cũng đã gây thiệt hại đáng kể cho nghề nuôi tôm trong vùng. Hiện, chưa có phương pháp nào điều trị bệnh virus ở tôm nuôi thành công bởi chưa có thuốc đặc trị. Do vậy, giải pháp tối ưu là cần thực hiện tốt các giai đoạn của quá trình nuôi, từ lúc cải tạo đến khi kết thúc vụ nuôi.

Giải pháp

Sau mỗi vụ nuôi, các hợp chất hữu cơ, chất gây độc tích tụ nhiều trong bùn đáy ao, đây là nơi trú ngụ rất nhiều lượng vi khuẩn, ký sinh trùng và thể virus gây hại cho sức khỏe tôm. Bởi vậy, nếu không được loại bỏ triệt để, chúng sẽ là nguyên nhân gây phát sinh mầm bệnh cho tôm ở vụ nuôi sau. Cần cải tạo kỹ ao nuôi. Chất thải bùn đáy phải được di chuyển xa khu vực nuôi. Ao cần được cày xới khi nền ướt, đặc biệt đối với những ao nuôi mật độ cao và phơi khô trong vòng 5 - 7 ngày cho đến khi không còn lớp bùn đen. Lưu ý trong quá trình diệt tạp cần thực hiện tốt đặc biệt là đối với các loài cá, cua, còng… đây là những sinh vật có thể mang mầm bệnh virus vào ao tôm.

Tuyệt đối không bơm trực tiếp nguồn nước chưa qua xử lý vào ao nuôi bởi mầm bệnh virus có thể tồn tại lơ lửng trong môi trường nước ở một khoảng thời gian nhất định. Nước cấp vào ao cần lọc loại bỏ các thủy sinh vật, vật chất lơ lửng có khả năng mang mầm bệnh; tiếp tục lọc nước qua các làn vải mịn và sau cùng là lọc qua lưới lọc có mắt lưới khoảng 150 - 250 µm (OIE, 2011). Sau đó xử lý Chlorine với liều lượng 30 ppm và để lắng khoảng 3 - 4 ngày trước khi sử dụng.

Chọn tôm đạt yêu cầu về các yếu tố cảm quan: Tôm có kích cỡ, màu sáng, sắc tố thể hiện rõ, đôi râu khép lại, các đốt bụng thon, dài, cơ bụng căng đầy, thịt đầy vỏ, đầu và thân cân đối. Tôm bơi ngược dòng nước, bám vào thành bể tốt. Đường ruột đầy thức ăn… Tiến hành sốc độ mặn bằng cách giảm đột ngột độ mặn xuống 50%, nếu tỷ lệ chết < 10% là đạt yêu cầu. Sử dụng phương pháp PCR để phát hiện, loại bỏ mẫu tôm yếu, nhiễm virus đốm trắng, đầu vàng, MBV… Trước khi thả tôm xuống ao nên sử dụng phương pháp sốc Formalin 100 ppm trong bể kèm sục khí trong thời gian 30 phút để loại bỏ tôm yếu (Limsuwan, 1997).

Trong quá trình nuôi, các chỉ tiêu môi trường nước như hàm lượng ôxy hòa tan, độ pH, độ mặn, độ kiềm, hàm lượng khí NH3, độ đục luôn luôn phải kiểm tra và điều chỉnh nằm trong mức tối ưu cho quá trình phát triển của tôm. Cần quản lý tốt thức ăn và chế độ cho ăn. Không sử dụng thức ăn tươi sống và phụ phẩm đông lạnh cho tôm ăn, tuy nhiên cá tạp có thể nấu chín trước khi sử dụng làm thức ăn cho tôm.

Định kỳ kiểm tra sự hiện diện của mầm bệnh virus nguy hiểm cho tôm bằng phương pháp PCR hai tuần 1 lần. Phương pháp PCR cho phép phát hiện sớm bệnh, do vậy người nuôi có hướng xử lý kịp thời nhằm tránh thất thoát cho ao tôm. Những sinh vật có khả năng mang mầm bệnh vào ao nuôi như: còng, tép, ruốc, các giáp xác nhỏ, một số loài cá, sò… cần được loại trừ. Sử dụng lưới lọc có khoảng 60 - 80 mắt lưới/cm2 đặt ở ngay cống cấp. Dùng lưới chặn xung quanh ao để tránh cua, ếch, rắn xâm nhập. Ngoài ra, cần lưu ý công tác vệ sinh tay chân, lưới, dụng cụ dùng trong các ao tôm để tránh mang mầm bệnh và lây nhiễm chéo giữa các ao trong hệ thống nuôi.

Virus có thể lây lan rộng rãi qua chất thải, vì vậy, nước thải từ ao tôm cần được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường. Trong ao xử lý, nước thải lần lượt được xử lý qua các công đoạn như tiệt trùng, lắng bùn, ôxy hóa, lọc cơ học và lọc sinh học (nuôi tảo, sò và các loài cá ăn lọc). Trong trường hợp ao tôm có bệnh virus xảy ra, tôm và chất thải không nên thải thẳng ra môi trường không qua xử lý.

Ngoài ra, người nuôi có thể nuôi kết hợp tôm với cá giúp giảm thiểu tác hại của bệnh do virus gây ra trên tôm. Một số loài cá có thể được dùng trong nuôi kết hợp với tôm như cá rô phi, cá măng và cá đối….


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
CENIACUA phát triển tôm kháng WSSV tại Colombia CENIACUA phát triển tôm kháng… Chiến lược kiểm soát bệnh đốm trắng ở tôm Chiến lược kiểm soát bệnh…