Trồng lúa Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm phèn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm phèn

Tác giả Ngọc Vân, ngày đăng 18/05/2020

Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm phèn

Cây lúa rất mẫn cảm với đất phèn. Vì vậy, khi trồng lúa trên nền đất phèn, nông dân phải có giải pháp canh tác thông minh trước khi xuống giống.

Tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, anh Nguyễn Minh Thành và bà con có nhiều năm canh tác lúa trên vùng đất nhiễm phèn. Hầu hết đều nằm lòng các bước rửa phèn trước khi xuống giống.

Tuy nhiên, anh và bà con vẫn rất lo lắng cho vụ hè thu 2020. Vì tình hình thời tiết dự báo sẽ rất khắc nghiệt. Nếu khô hạn kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc phèn gây hại cho cây lúa và ảnh hưởng năng suất.

Anh Thành bắt đầu tìm hiểu và quyết định áp dụng qui trình canh tác lúa thông minh, một trong những qui trình làm lúa hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp 13 tỉnh thành ĐBSCL triển khai thực hiện từ năm 2016.

Hiện nay, qui trình này đã được bà con truyền tai, cùng nhau thực hiện ở rất nhiều địa phương của vùng ĐBSCL. Vậy là, lần đầu tiên, trước khi gieo sạ, anh sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn để bón lót cho ruộng lúa.

Xem các phần của phân bón, anh càng tin rằng, phân bón chuyên dùng này sẽ làm tốt nhiệm vụ hạ phèn, cải tạo đất, góp phần cho vụ hè thu 2020 đảm bảo năng suất, giảm bớt nỗi nhọc nhằn cho người làm lúa.

Ở một địa phương khác, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An, ông Trần Văn Nguôi, một nông dân dày dặn kinh nghiệm khắc chế phèn trên đất lúa, và đã tham gia mô hình canh tác lúa thông minh từ năm 2016 khẳng định, nhờ bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn ở đầu vụ mà ruộng lúa nhà ông hạn chế xì phèn giữa vụ, cây lúa cứng cây, chống đổ ngã, cho năng suất cao, dù thời tiết vụ hè thu, nhiều năm rất khắc nghiệt.

Và như mọi năm, ông tiếp tục làm theo qui trình canh tác lúa thông minh, bón lót phân Mặn Phèn trước khi xuống giống vụ hè thu 2020 này.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng, canh tác lúa trên đất phèn, bên cạnh chọn giống lúa thích hợp thì cần phải áp dụng nhiều biện pháp cải tạo đất. Và sử dụng nước ngọt để rửa phèn là biện pháp cải tạo có hiệu quả hơn cả. Ở các vùng đất cao thì bón vôi và bón phân lân nung chảy là biện pháp chiếm ưu thế.

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng khắc nghiệt. Vì vậy, việc bón lót đầu vụ với các dòng phân bón chuyên dùng có bổ sung canxi, silic là một trong những giải pháp tối ưu giúp rửa phèn, hạn chế tối đa tác hại của phèn lên cây lúa trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển.

Giải pháp phân bón thông minh này đã được chứng thực đạt hiệu quả cao trên nhiều chân đất, đặc biệt là đất phèn của vùng ĐBSCL.

Cụ thể, ở giai đoạn trước khi gieo sạ, bà con bón lót phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, với lượng bón 100 – 160 kg/ha. Thành phần cân đối các dưỡng chất cần thiết cho cây lúa ở giai đoạn mạ, đặc biệt là chứa trung vi lượng như canxi, silic, phân chuyên dùng Mặn Phèn khi bón lót sẽ cho hiệu quả tốt trong việc rửa phèn tạo môi trường đất thuận lợi cho cây lúa, giúp cây thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay. Trong điều kiện sạ thưa, việc bón lót này còn giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây lúa hấp thu ở giai đoạn đầu, thúc cây ra lá và đẻ nhánh mạnh, đồng thời giảm được phân bón thúc cho cây.

PGS.TS Mai Thành Phụng cũng khuyến cáo, để vụ hè thu 2020 này đạt năng suất tối đa, quy trình bón phân thông minh cho vụ hè thu, bà con cần lưu ý áp dụng:

Giai đoạn 7-10 ngày sau sạ, bón thúc 1, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 100-150kg/ha.

Giai đoạn 18-22 ngày sau sạ, bón thúc 2, phân Đầu Trâu TEA1, lượng bón 120-150 kg/ha.

Giai đoạn 38-42 ngày sau sạ, bón thúc 3, phân Đầu Trâu TEA2, lượng bón 80-100 kg/ha.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kỹ thuật thu hoạch và phơi sấy lúa Japonica nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch Kỹ thuật thu hoạch và… Giải pháp canh tác thông minh trên đất nhiễm mặn Giải pháp canh tác thông…