Tin nông nghiệp Dùng phân xua đuổi ong bắp cày sát thủ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Dùng phân xua đuổi ong bắp cày sát thủ

Tác giả Tuấn Đức (Theo CNN), ngày đăng 17/12/2020

Dùng phân xua đuổi ong bắp cày sát thủ

Những loài ong mật châu Á biết cách dùng phân đặt xung quanh tổ, như một cách xua đuổi tự nhiên với ong bắp cày sát thủ.

Một con ong được đeo thiết bị giám sát trong nghiên cứu. Ảnh: AP.

Theo nghiên cứu của Đại học Guelph công bố trên PLOS One, ong mật châu Á đã nhặt phân của các loài động vật và đặt xung quanh lối vào tổ của chúng, như một cách bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ ông bắp cày sát thủ, loài có chiều dài cơ thể lên đến 5cm khi trưởng thành.

"Chúng tôi nhìn thấy nhiều ong thợ tìm kiếm phân từ chuồng gà, hoặc các động vật khác trong tự nhiên, rồi tha về tổ. Đôi khi, chúng nhặt cả váng xà phòng, thậm chí là nước tiểu của con người", một nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu nói. 

Quan sát của Đại học Guelph bắt đầu từ cuối tháng 8/2020, trên 72 người nuôi ong thường xuyên bị ong bắp cày tấn công tại Bắc Mỹ. 5 trong số này chỉ nuôi ong mật phương Tây, và những người này khẳng định không hề thấy bất cứ ụ phân nào trên tổ ong của họ. 

67 người còn lại nuôi ong mật châu Á. 63 trong số họ báo cáo về những "điểm phòng vệ" trước các tổ ong của họ. Với trung bình 15 đàn ong được nuôi mỗi người này, 74% trong số đó có xuất hiện các đốm phân trước tổ. Theo nhóm nghiên cứu, phân này chủ yếu từ bọ hung. Chúng giảm khoảng 50% tỷ lệ tấn công từ ong bắp cày sát thủ, dựa trên kết quả theo dõi trong ba tháng.

"Nghiên cứu này cho thấy một điểm đáng chú ý là những con ong này đã biết cách tự bảo vệ trước kẻ săn mồi khủng khiếp", Heather Mattila, tác giả chính của nghiên cứu, nhận xét. Cũng theo Mattila, ngoài tự vệ, nhóm của bà chưa phát hiện ra mục đích nào khác của đàn ong khi đặt phân trước tổ.

Ong bắp cày sát thủ là loài ong bắp cày lớn nhất thế giới, có thể tiêu diệt toàn bộ tổ ong mật trong vài giờ và gây ra những vết đốt rất đau trên cơ thể người.

Tại châu Á, khoảng vài chục người tử vong mỗi năm do bị ong bắp cày đốt. Con số này tại Mỹ là khoảng 60. 

Hồi tháng 10 năm nay, các nhà khoa học Mỹ đã lên kế hoạch diệt trừ ong bắp cày sát thủ để bảo vệ ong mật, bởi nông dân ở nhiều nơi, nhất là phía Tây Bắc, phụ thuộc chặt chẽ vào ong mật để thụ phấn cho cây mâm xôi và việt quất. Một tổ ong bắp cày sát thủ lớn được tìm thấy ở giáp biên giới Canada, trong đó có 200 con ong chúa.

Được cho là có nguồn gốc từ châu Á, ông bắp cày sát thủ gần như miễn nhiễm với các loài ong mật phương Tây. "Ong mật phương Tây gần như không có biện pháp bảo vệ nào trước các cuộc tấn công của ong bắp cày sát thủ. Chúng gần như không phát triển bản năng tự vệ, giống như nhân loại ở thời kỳ chiến tranh lạnh", Mattila nhấn mạnh.

Phát hiện của Đại học Guelph có thể trở thành cứu cánh cho nền nông nghiệp tại nhiều bang nước Mỹ, trong bối cảnh ong bắp cày sát thủ đang tràn mạnh sang quốc gia này từ đầu năm 2020.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Kinh nghiệm vỗ béo gà bán tết Kinh nghiệm vỗ béo gà… Giống lúa nếp thơm Hưng Yên Giống lúa nếp thơm Hưng…