Tin nông nghiệp Đổi thay vùng mía
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đổi thay vùng mía

Tác giả Hữu Phước, ngày đăng 11/12/2015

Đổi thay vùng mía

Hậu Giang là địa phương có lịch sử trồng mía lâu đời và đây được xem là vùng mía nguyên liệu trọng điểm của khu vực ĐBSCL, với diện tích gieo trồng hàng năm trên 11.000ha.

Theo nhiều lão nông trồng mía trên địa bàn tỉnh, trước đây, tuy là vùng canh tác mía lâu đời, nhưng trình độ kỹ thuật của người dân còn hạn chế, năng suất và chất lượng mía chưa được khai thác tối đa, đặc biệt, các giống mía được trồng đa phần đã lạc hậu, bị thoái hóa như: Cò Cát, Mía Tây, Hòa Lan Tím (CO),… nên năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 70-80 tấn/ha.

Ngoài ra, việc luân canh, xen canh với một số loại cây trồng khác để cải tạo, tăng độ màu mỡ cho đất còn hạn chế.

Chính vì vậy, thời gian đầu khi mới đưa vào hoạt động (1998-2000), 2 nhà máy đường của Casuco là Xí nghiệp đường Vị Thanh và Nhà máy đường Phụng Hiệp không có được vùng nguyên liệu ổn định, phải cạnh tranh với các nhà máy khác trong khu vực nên sản lượng thường không đáp ứng đủ công suất ép của hai nhà máy.

Tuy nhiên, từ khi được các cấp chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp phân bổ vùng nguyên liệu cụ thể tại 4 tỉnh, gồm: Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh, Casuco bắt đầu có những chính sách phát triển cây mía.

Bởi, xác định được sự sống còn của nhà máy là nguồn nguyên liệu, người nông dân còn thiết tha với cây mía thì nhà máy còn hoạt động.

Do vậy, để cây mía đạt năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân lẫn doanh nghiệp, hàng năm, Casuco đều đầu tư nhiều tỉ đồng để đẩy mạnh công tác khuyến nông bằng cách thực hiện chuyển giao khoa học kỹ thuật tiến bộ đến người nông dân thông qua các buổi hội thảo đầu bờ, tập huấn kỹ thuật canh tác, thành lập trại thực nghiệm để khảo nghiệm, trình diễn các giống mía mới được tìm mua từ các viện, trường trong nước và cả nước ngoài.

Qua hơn 20 năm phấn đấu, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Casuco trong công tác khuyến nông cho vùng mía nguyên liệu, giờ đây, người trồng mía đã dần thay đổi tập quán sản xuất, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật từ khâu chọn giống, làm đất, bón phân, đánh lá…

Hiện tại, có hơn 90% diện tích trồng mía trong vùng nguyên liệu của Casuco được bà con chuyển đổi từ các giống mía cũ sang trồng những giống mía mới như: ROC 16, K88-92, KK6, KK4, QĐ93-159, K95-156, Suphanburi 7,… với năng suất bình quân từ 110-150 tấn/ha, cao gần gấp đôi so với trước.

Bên cạnh hỗ trợ kỹ thuật, một trong những dấu ấn khá quan trọng trong việc ổn định và phát triển nguồn mía nguyên liệu trong thời gian qua là sự ra đời của Câu lạc bộ trồng mía đạt 200 tấn/ha/năm (CLB 200) do Casuco thành lập vào năm 2006.

CLB 200 là nơi tập hợp những nông dân có cùng yêu cầu, mục đích và năng lực sản xuất cao lại với nhau để có điều kiện học tập, trao đổi kinh nghiệm; đồng thời, giúp đỡ nhau để phát triển sản xuất, lập kỷ lục về năng suất mía, tạo ra những gương điển hình về trình độ thâm canh mía nhằm mang lại sự tự tin cho người trồng mía trong vùng và là những mốc về năng suất để người trồng mía phấn đấu đạt được, góp phần mang lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất, hạ giá thành, đáp ứng xu thế cạnh tranh thời hội nhập.

Với những hiệu quả thiết thực mang lại, CLB 200 đã không ngừng lớn mạnh, từ 64 thành viên ban đầu, nay tăng lên 167 thành viên, có nhiều hộ được gắn cho biệt danh “vua mía”. 

Ông Đinh Văn Triệu, thành viên CLB 200, ở xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Được nhà máy đường quan tâm hỗ trợ về mặt khoa học kỹ thuật, thường xuyên giới thiệu các giống mía mới nên các thành viên CLB đều hăng hái thi đua sản xuất.

Hiện năng suất mía bình quân của thành viên đạt trên 200 tấn/ha/năm, cá biệt có hộ đạt trên 240 tấn/ha/năm.

Bên cạnh hỗ trợ giống, kỹ thuật, nhà máy còn đứng ra hợp đồng bao tiêu mía, từ đó bà con rất an tâm trong vấn đề đầu ra”.

Bằng việc đẩy mạnh công tác khuyến nông, phát triển phong trào nông dân sản xuất mía giỏi ngày càng nhiều trong thời gian qua, Casuco đã từng bước đưa năng suất và chất lượng nguồn mía nguyên liệu ngày một nâng cao, mang lại nhiều hiệu quả trong quá trình chế biến của công ty.

Nếu vào thời điểm bắt đầu vụ sản xuất (1998-1999), tổng sản lượng ép của 2 nhà máy chỉ đạt 134.155 tấn mía, sản xuất ra 9.869 tấn đường thành phẩm; đến vụ mía 2014-2015, sản lượng mía ép đạt gần 1,1 triệu tấn và sản xuất được lượng đường cao nhất từ trước đến nay là 112.759 tấn.

Ông Huỳnh Văn Măng, Giám đốc Bộ phận khuyến nông Casuco, cho biết: Từ khi thành lập đến nay, Casuco đã trải qua 17 vụ sản xuất mía.

Một chặng đường không phải quá dài, nhưng để có được nguồn mía nguyên liệu ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của nhà máy trong nhiều năm qua, là kết quả của quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của Casuco và người trồng mía để có được sự đổi thay về cơ cấu giống, năng suất và chất lượng mía như hôm nay.

Giờ đây, người trồng mía không chỉ biết độc canh cây mía, mà thông qua các buổi hội thảo do Casuco tổ chức, bà con còn biết nuôi, trồng xen canh trên cùng diện tích canh tác để nâng cao thu nhập, đời sống cũng khá giả hơn xưa rất nhiều.

Hơn 20 năm phát triển và nỗ lực tìm tòi áp dụng những tiến bộ trong kỹ thuật thâm canh mía, Casuco cùng người nông dân gặt hái được không ít quả ngọt.

Cụ thể, năng suất mía tại một số địa phương trong vùng mía nguyên liệu của Casuco đạt đến ngưỡng 200 tấn/ha/năm (tập trung ở vùng mía Phụng Hiệp và Ngã Bảy), đây là một bước đột phá cho ngành mía đường vùng ĐBSCL.

Đặc biệt, từ khi CLB 200 ra đời, đã tạo được tiếng vang lớn trong cả nước, đã và đang trở thành nơi để tham quan, học tập cho các nhà máy đường, cũng như nông dân trồng mía.

Người nông dân giờ đây có thể làm giàu nhờ cây mía, gắn bó hơn với nghề trồng mía.

Casuco tự tin với những thành tích đã đạt được và tiếp tục phát huy để không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên đường hội nhập…


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chân tay co quắp vẫn thành triệu phú nhờ gà Chân tay co quắp vẫn… Dự báo khô hạn lịch sử trong mùa đông xuân Dự báo khô hạn lịch…