Tôm thẻ chân trắng Điều trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Điều trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm

Tác giả TSVN, ngày đăng 23/07/2020

Điều trị bệnh cong thân, đục cơ trên tôm

Hỏi: Tôm thẻ nuôi được 20 ngày tuổi, trên tôm thấy phần mô cơ chạy dọc cơ thể có màu trắng đục kèm theo đó là cong thân. Khi đưa tôm trở lại ao thân tôm vẫn bị cong và không duỗi thẳng lại được. Xin hỏi cách điều trị?

(Hoàng Văn Nam, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng)

Trả lời:

Theo mô tả, tôm đang bị bệnh cong thân đục cơ. Nguyên nhân chủ yếu là do khi nhiệt độ nước cao, tôm bị sốc nhiệt hoặc do pH dao động trong ngày lớn hơn 0,5. Do thức ăn thiếu một số loại khoáng chất và vitamin cần thiết. Mặt khác, khi trời nắng nóng, nếu bật, tắt quạt khí đột ngột hoặc kiểm tra tôm bằng nhá, vó nhiều cũng gây ra hiện tượng đục cơ trên tôm. Về phòng bệnh cong thân đục cơ do tôm bị thiếu khoáng các nhà khoa học khuyến cáo có thể định kỳ bổ sung khoáng tạt cho ao nuôi tùy theo tuổi tôm và mật độ nuôi dày hay thưa, liều lượng 1 - 2 kg/1.000 m3 vào ban đêm và định kỳ 3 - 7 ngày/lần, hoặc có thể dùng kết hợp với khoáng nước loại trộn cho ăn với liều lượng 1 - 2 ml/kg thức ăn, 2 lần/ngày. Nếu điều trị tôm bị đục cơ thì có thể tăng liều lên so với liều đánh định kỳ và liên tục trong 3 ngày cho đến khi tôm hết bị đục cơ. Ngoài ra, nếu có điều kiện cần thường xuyên kiểm tra thêm hàm lượng Ca, Mg và Kali trong nước sao cho nằm trong khoảng thích hợp. Thực hiện phòng ngừa bằng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như cải tạo ao thật tốt, tôm giống phải qua xét nghiệm các mầm bệnh nguy hiểm, tránh dư thừa thức ăn, trong quá trình nuôi quản lý các yếu tố môi trường luôn nằm trong ngưỡng thích hợp và ổn định.

Hỏi:

Cá rô phi có hiện tượng bơi lờ đờ, xoay tròn một lúc sau đó chìm dưới đáy ao; da biến đổi sang màu tối sẫm, các hốc vây và nắp mang bị xuất huyết, mắt cá bị lồi. Khi mổ bụng thấy ruột cá không có thức ăn, bị xuất huyết, gan thâm tím. Xin hỏi cá bị bệnh gì?

(Phạm Thanh Thủy, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương)

Trả lời:

Cá bị bệnh xuất huyết do nhiễm vi khuẩn Streptococcussp. Khi cá bị ô nhiễm môi trường nước, do dư thừa thức ăn, nhiệt độ cao, vi khuẩn sẽ phát triển cao, gây bệnh cho cá. Ngoài ra, nếu trong quá trình vận chuyển cá giống, dụng cụ vận chuyển không đảm bảo làm cá bị xây xát cũng làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể cá, lây lan nhanh trong quần đàn, gây ra bệnh xuất huyết và có thể gây chết cá hàng loạt. Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh như Doxycilne 2 - 5 g/100 kg cá/ngày, liên tục trong 5 - 7 ngày. Trộn thuốc với cám, để sau 30 phút mới tiến hành cho cá ăn. Trong quá trình trộn thức ăn cho cá, chú ý nên giảm đi một nửa lượng thức ăn hàng ngày sau đó mới trộn thuốc. Như vậy, cá sẽ ăn hết toàn bộ lượng thức ăn có thuốc. Kết hợp xử lý môi trường nước: Dùng vôi bột, với lượng 1 - 3 kg/m3 nước, lưu ý không được rắc trực tiếp xuống ao hoặc dùng TCTA dạng viên sủi sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Thử nghiệm hệ thống trại nuôi tôm thâm canh bằng công nghệ biofloc Thử nghiệm hệ thống trại… Nucleotide giúp tôm thẻ chống chọi stress amoniac Nucleotide giúp tôm thẻ chống…