Mô hình kinh tế ĐBSCL: Nông Dân Tan Tác Mùa Tôm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

ĐBSCL: Nông Dân Tan Tác Mùa Tôm

Ngày đăng 15/05/2011

ĐBSCL: Nông Dân Tan Tác Mùa Tôm

Tôm sú nuôi ở Sóc Trăng, Bạc Liêu... đã và đang chết trên diện rộng, mức độ thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Hàng chục ngàn hộ nuôi tôm như “ngồi trên đống lửa” khi tôm mới thả nuôi được chừng 2 - 3 tháng bỗng dưng lủi đầu vô mé chết hàng loạt… Một mùa tôm thất bát khiến dân vùng nuôi tôm ở ĐBSCL điêu đứng...

Cỡ nào tôm cũng... chết

tom su-tom chet do ho.jpg
tom su-tom chet hang loat.jpg

Ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh (MTSA), tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Trước đó, tôm thả khoảng 30 - 40 ngày mới chết. Nhưng càng về sau, thời gian tôm chết càng nhanh và hiện có người thả chỉ 6 - 7 ngày... tôm cũng chết luôn. Tính ra, trong số hơn 1.300 ha mà các thành viên Hiệp hội đã thả đến giờ này, số chết đã trên 90% rồi, thiệt hại ước tính đã trên 100 tỉ đồng”. Ông Trần Hữu Mai, thành viên MTSA, cho biết thêm: “Trong 11 năm nuôi tôm, đây là năm tồi tệ nhất của người nuôi tôm bên bờ sông Mỹ Thanh. Dù có sử dụng cách gì đi nữa, tôm vẫn cứ chết hàng loạt”. Theo ông Trần Hoàng Dũng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, mấy ngày nay, tình hình tôm chết vẫn tiếp tục diễn ra. Đến ngày 10-5, toàn huyện đã có 2.332 ha tôm nuôi bị thiệt hại, chiếm 79% diện tích thả nuôi. Tình hình thiệt hại tôm nuôi hiện đang lan rộng khắp các vùng nuôi tôm trong tỉnh. Theo ước tính của ngành hữu quan, tính chung toàn tỉnh, đã có khoảng 20.000/25.000 ha đã thả nuôi tôm bị thiệt hại. Ông Quách Văn Tây, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Sóc Trăng, ước tính giá trị thiệt hại cho đến thời điểm hiện nay đã lên đến trên 1.000 tỉ đồng...

Hàng ngàn hộ nuôi tôm ở Bạc Liêu cũng đang khốn đốn vì tôm chết. Anh Trần Văn Hải ở xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, cho biết: “Vụ này tôi thả 10 ao công nghiệp nhưng đến giờ này có 7 ao đã bị thiệt hại. Tôm chết ở giai đoạn 2 tháng nên không thu hồi vốn liếng gì được, tính ra lổ hơn 100 triệu đồng. Còn lại 3 ao, nếu hư nữa, vụ này coi như trắng tay, không có tiền trả nợ ngân hàng!”. Không riêng gì người nuôi tôm công nghiệp, hộ nuôi tôm quảng canh ở vùng đất chót cùng của tổ quốc cũng “mất ăn, mất ngủ”. Ông Hai Tới (Trần Văn Của), ấp Nhị Nguyệt, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau), cho biết: “Thời tiết mấy năm gần đây biến động thất thường, rất khó nuôi tôm. Vô vụ nuôi là tôi không dám bỏ đi đâu hết, ở nhà “canh mưa” như canh ăn trộm. Đang nắng chang chang mà trời quất đám mưa, xử lý không khéo tôm bị “sốc nước” chết sạch. Tháng tư vừa rồi trời mưa vài đám, trong xóm có vài hộ nuôi quảng canh cải tiến đầu tư ao đầm, con giống bạc chục triệu, chỉ thu lại được “xác tôm”...”.

Do vi khuẩn gây hoại tử gan tụy

Theo lý giải ban đầu của người nuôi tôm và cả ngành chức năng, nguyên nhân chính là do thời tiết bất thường ảnh hưởng không tốt đến con tôm. Ông Nguyễn Văn Khởi, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Trong suốt 20 năm qua, chưa năm nào thời tiết bất thường như năm nay. Vì thế, dù người nuôi có chuẩn bị khá tốt so với mọi năm nhưng tôm nuôi vẫn bị thiệt hại trên diện rộng. Những trang trại nuôi công nghiệp kỹ thuật, tay nghề cao, nhưng mức độ thiệt hại lại cũng cao.

Theo những ghi nhận ban đầu, tôm chết ở ĐBSCL chủ yếu là do bệnh thân đỏ, đốm trắng. Tuy nhiên, các kết quả xét nghiệm mới đây đã loại trừ các tác nhân này. Tiến sĩ (TS.) Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II, Bộ NN&PTNT, cho biết: “Các kết quả xét nghiệm mẫu tôm bệnh, tôm chết thu được tại các vùng nuôi của Sóc Trăng, Bạc Liêu... bằng phương pháp PCR, mô học, sinh học phân tử đã xác định nguyên nhân tôm chết hàng loạt là do vi khuẩn gây hoại tử gan tụy chiếm đến 80%. Bước đầu, chúng tôi đã xác định được vi khuẩn này thuộc nhóm Gamma-Proteobacteria (nhóm trung gian giữa vi khuẩn và virus) với ký chủ trung gian là Protozoa. Hiện nay, Viện đang tiếp tục làm các xét nghiệm để có thể “định danh” đây là vi khuẩn gì. Từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp phòng trị hiệu quả”.

TS. Nguyễn Văn Hảo cho rằng, một trong những nguyên nhân bùng phát khuẩn trên là do quy trình xử lý đất, nước và việc quản lý môi trường nuôi thời gian qua chỉ phù hợp với việc phòng trị các bệnh đốm trắng, thân đỏ, đầu vàng... chứ không loại trừ được ký chủ trung gian Protozoa mang vi khuẩn Gamma-Proteobacteria. Mặt khác, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh cũng là “con dao hai lưỡi” vì không loại trừ trong số những chế phẩm vi sinh được sử dụng có chứa Protozoa. TS. Hảo phân tích: “Chế phẩm vi sinh cũng có mặt trái của nó là chứa vô vàn vi khuẩn. Trong khi tôm chết hiện nay là do vi khuẩn, nên không loại trừ trong đó có Protozoa. Mặt khác, việc quản lý môi trường nuôi không tốt cũng ảnh hưởng đến hệ thống gan tụy của tôm nuôi”.

Kỹ sư Nguyễn Công Quốc, Trưởng phòng Quản lý nuôi Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau, lo lắng: Sóc Trăng và Bạc Liêu nằm liền kề với vùng nuôi tôm Cà Mau, lại có chung nguồn nước nuôi tôm. Vì vậy, nếu ao tôm bị nhiễm bệnh mà không được hộ nuôi xử lý kỹ lưỡng trước khi xả thẳng ra sông rạch thì nguồn nước nuôi tôm sẽ tồn lưu mầm bệnh, khả năng lây lan rất nhanh. Trước mắt, người nuôi nên thăm đồng thường xuyên, theo dõi sát xao diễn biến của thời tiết và báo cáo ngay với cán bộ chuyên trách khi phát hiện tôm nuôi có những biểu hiện khác thường nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Với hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến, bà con nên giảm bớt tần suất thay nước trong vuông tôm, hạn chế dịch bệnh phát tán, lây lan qua nguồn nước...

Sau khi đưa ra những nhận định ban đầu, TS. Nguyễn Văn Hảo cho rằng: “Trong đất nuôi tôm có chứa rất nhiều Protozoa và không loại trừ cả trong một số chế phẩm vi sinh. Người nuôi tôm nếu có thả lại nên chú trọng đến việc xử lý đất trong nền đáy ao nuôi bằng Formaline và vôi. Vì đây là hai chất diệt Protozoa rất hiệu quả. Người nuôi tôm cần thận trọng hơn với các chế phẩm vi sinh để tránh làm phát sinh thêm ký chủ trung gian Protozoa”. Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Hảo, cần có những thử nghiệm trước khi công bố chính thức./.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Từ Lục Bình Quy Trình Sản Xuất Phân… Phòng Bệnh Ngã Nước Ở Trâu Bò Phòng Bệnh Ngã Nước Ở…