Tôm thẻ chân trắng Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản một số điều cần lưu ý
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản một số điều cần lưu ý

Ngày đăng 23/05/2015

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thuỷ sản một số điều cần lưu ý

Đảm bảo ATTPthuỷ sản là đảm bảo cả chuỗi cung cấp thực phẩm từ  "trang trại đến bàn ăn"tức là phải đảm bảo một chuỗi như: lựa chọn con giống, chất lượng nước, thứcăn, thuốc thú y sử dụng trong quá trình nuôi; quá trình đánh bắt, thu hoạch,bảo quản, chế biến, vận chuyển đến người tiêu dùng. Bất kỳ một mắt xích nào trong chuỗi thực phẩm trên không đảm bảo cũng sẽ dẫn đến thực phẩm không an toàn cho người sử dụng. Để góp phần vào đảm bảo ATTP trong thuỷ sản chúng ta cần thực hiện một sốnguyên tắc, biện pháp sau: 

I. Giai đoạn nuôi thương phẩm:

1.Địa điểm và công trình nuôi: Phải được xây dựng ở khu vực không bị ô nhiễm; công trình nuôi phải xây dựng đúng kỹ thuật, có cống cấp và thoát nước riêng biệt, có bờ vững chắc, không bị rò rỉ.

2.Thức ăn: Không bị nhiễm nấm mốc, không trộn các hóa chất, kháng sinh đã bị cấm, không trộn hormone kích thích sinh trưởng, không sử dụng thức ăn đã ôi thiu.

3.Nước: Phải đảm bảo tiêu chuẩn, không bị ô nhiễm bởi các nguồn chất thải từ các trại chăn nuôi chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy, khu công nhiệp nhằm kiểm soát được các nguồn lây nhiễm do vi sinh vật (coliform, Salmonella,…) hoặc hóa chất gây độc (thuốc trừ sâu, kim loạinặng,...).

4.Quản lý sức khỏe: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng và sức khỏe của tôm, cá nuôi; tiến hành cácbiện pháp phòng bệnh. Khi xuất hiện bệnh phải xử lý sớm, nếu bệnh phát triển trên diện rộng phải báo cho cơ quan quản lý về thủy sản để phối hợp xử lý.

5. Các khu vệ sinh, công trình phụ của công nhân phải được bố trí xa khu vực nuôi, rác thải sinh hoạt và khu chăn nuôi phải được xử lý tốt tránh nhiễm bẩn ao, đầm nuôi. Các dụng cụ như: lưới, vợt, máy móc... phải được vệ sinh sạch sẽ và bảo quảntốt. 

II. Giai đoạn sơ chế, chế biến, bảoquản, tiêu thụ sản phẩm:

1. Chỉ sử dụng nước sạch để rửa nguyên liệu thủy sản, dụng cụ chứa đựng nguyên liệu thuỷ sản.

2. Không sử dụng các hóa chất, thuốc kháng sinh cấm sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản.

3. Sản phẩm phải được bao gói trong điều kiện hợp vệ sinh, đảm bảo không lây nhiễm cho sản phẩm. Sản phẩm thuỷ sản đông lạnh phải được bao gói kín khi bảo quản trong kho lạnh đông.

4. Chấp hành việc thu mẫu, cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của mẫu thủy sản theo yêu cầu của Cơ quan giám sát,...

Tags: an toan thuc pham, nuoi trong thuy san, nuoi tom


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hóa chất, kháng sinh và vấn đề an toàn thực phẩm trong sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng Hóa chất, kháng sinh và… Một số nguyên tắc khi sử dụng men vi sinh trong nuôi thủy sản Một số nguyên tắc khi…