Tin nông nghiệp Cử nhân sinh học lên rừng trồng nấm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cử nhân sinh học lên rừng trồng nấm

Tác giả Đinh Lâm, ngày đăng 14/08/2020

Cử nhân sinh học lên rừng trồng nấm

Có công việc ổn định ở thành phố, nhưng anh Nguyễn Kim Bình, 45 tuổi, thôn Nam Phú, xã Nam Đà (Krông Nô, Đăk Nông) đã bỏ việc để lên rừng trồng nấm.

Tái sử dụng nguyên liệu đã qua sử dụng giúp anh Bình giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế. Ảnh: Đinh Lâm.

Chủ động sản xuất giống

Năm 2000, anh Bình tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học Trường Đại học Sài Gòn. Ra trường, anh Bình làm việc cho một công ty sản xuất nhựa gia dụng tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2015, dù đang có thu nhập ổn định nhưng anh Bình quyết định bỏ việc về nhà đầu tư trồng nấm.

Trước khi bắt tay vào sản xuất nấm, anh Bình đã dành nhiều tháng nghiên cứu tài liệu, sách báo và đi học tập kinh nghiệm tại một số mô hình trồng nấm ở TP. Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Lâm Đồng... Từ những kiến thức đã được học trong trường đại học và quá trình tìm hiểu thực tế, anh Bình bắt đầu trồng nấm.

Sau khi trồng nấm linh chi bằng nguồn giống từ nơi khác, anh Bình nhận thấy khá năng thích nghi của giống không cao, thu hoạch được thời gian ngắn. Chính vì thế, ngay từ đợt trồng đầu tiên, anh Bình đã tự mày mò học cách sản xuất giống. Sau nhiều thất bại anh Bình đã nghiên cứu tìm ra cách sản xuất giống bằng việc dùng chính thân của nấm linh chi.

Ưu điểm lớn nhất mà cách sản xuất giống này mang lại là khả năng tồn tại và phát triển trong điều kiện tự nhiên cao, thu hoạch thời gian dài hơn so với giống ngoài thị trường. Từ các làm này, các giống nấm khác như bào ngư, mối đen, nấm rơm anh cũng đều sản xuất được từ thân. 

Theo kinh nghiệm trồng nấm của anh Bình thì quan trọng nhất là phải khử trùng đúng quy trình nấm mới phát triển tốt. Giống được cấy 1 tháng là có thể thu hoạch được đợt nấm đầu tiên và cử cách đều 15 ngày sau là thu hoạch lứa thứ 2, tiếp đó là lứa thứ 3, thứ 4…

Ngoài sản xuất nấm, anh còn tư vấn miễn phí cho các hộ nông dân muốn đến học hỏi kinh nghiệm về quy trình trồng nấm cũng như cung cấp bịch nấm đã cấy giống cho những hộ có nhu cầu...

Ngoài bán sản phẩm nấm linh chi ra thị trường để phục vụ việc chế biến dược liệu, anh Bình còn tạo dáng cho nấm linh chi, với nhiều mẫu đẹp, bắt mắt để phục vụ ngâm rượu trong bình. Hiện nay, anh đang tiếp tục đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và tìm thêm đầu ra cho sản phẩm, hướng tới việc liên kết với nông dân trên địa bàn để cùng nhau phát triển trồng nấm linh chi.

Tái sử dụng 95% nguyên liệu đầu vào

Mô hình sản xuất nấm của gia đình anh Bình rộng 1.000m2, được quy hoạch thành các khu vực sản xuất giống, lò hấp, khu vực trồng và chăm sóc nấm. Ngoài quy hoạch bài bản, anh Bình còn lắp đặt máy đo nhiệt độ trong khu vực sản xuất và một hệ thống tưới phun sương, chỉ cần bật công tắc hệ thống sẽ tự tưới. Hiện nay, bình quân mỗi đợt anh trồng 55.000 ngàn bịch nấm các loại theo nhu cầu thị trường và khách hàng theo hình thức gối đầu. Mỗi ngày anh cung cấp khoảng 1 tạ nấm bào ngư ra thị trường với giá bán 27.000 ngàn đồng/kg. 

Anh Bình tâm sự: "Trước đây sau mỗi đợt sản xuất nấm phải bỏ đi một lượng lớn mùn cưa đã qua sử dụng trong khi chi phí nhập nguyên liệu giá cao. Từ đó, tôi đã mày mò tìm cách tái sử dụng lại nguyên liệu mùn cưa đã qua sử dụng. 

Mùn cưa sau khi đưa vào sản xuất và thu hoạch, phế phẩm còn lại khoảng 50% so với nguyên liệu đầu vào sẽ được trộn với 50% mùn mới và bổ sung dinh dưỡng để tái sản xuất. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra công thức phối trộn và chủng giống nấm phù hợp để chúng có thể phân giải và hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mùn thải sau khi tái chế".

Anh cũng chia sẻ thêm: "Mùn cưa mới đưa vào sản xuất nấm linh chi, sau khi thu hoạch, lượng mùn thải còn lại khoảng 50%, mùn thải này sẽ trộn với 50% mùn mới và bổ sung chất dinh dưỡng từ bột ngô với tỉ lệ 3% để trồng nấm bào ngư. Nấm bào ngư thu hoạch xong lượng mùn thải ra còn lại khoảng 40%, mùn này sẽ trộn với 60% mùn mới và bổ sung chất dinh dưỡng từ bột ngô để tiếp tục trồng nấm bào ngư, nấm mối đen và cử xoay vòng như vậy. Quy trình trồng các loại nấm như nhau chỉ khác công thức phối trộn và chọn giống nấm thích hợp để không tốn chi phí so với lúc chưa áp dụng". 

Với cách làm này, anh Bình đã giảm được 50% nguyên liệu đầu vào, tái chế được 95% phế phẩm thải ra, quy trình chỉ tốn một chiếc máy phá bịch sau khi thu hoạch nấm, còn các công đoạn trộn được anh Bình làm thủ công. Ngoài hiệu quả kinh tế, cách làm này còn góp phần bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, anh Bình sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất thêm nhiều loại nấm và đầu tư thêm máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất, tận dụng các nguồn phế phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực khác như rơm rạ, lõi vỏ ngô, cây khai mì, bã mía… Người lao động, nông dân có thêm nguồn thu nhập từ việc bán phế phẩm nông nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường do việc đốt bỏ phế phẩm nông nghiệp. Trước đây mỗi tháng anh Bình nhập 10 tấn mùn cưa về sản xuất nhưng nay 2 tháng anh mới phải nhập mùn cưa 1 lần. Hiệu quả kinh tế mang lại giảm được 40 - 50% chi phí nguyên liệu đầu vào, xử lý được phế phẩm thải ra, tránh gây ô nhiễm môi trường, chống lãng phí nguồn tài nguyên.

Mùn cưa sau khi trồng nấm linh chi, anh Bình phối trộn 50% mùn mới để trồng nấm bào ngư. Mùn sau khi trồng nấm bào ngư chuyển qua trồng nấm rơm, sau khi thu hoạch nấm rơm sẽ ủ với phân chuồng hoặc men vi sinh để tạo phân hữu cơ bón cho cây trồng.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Biện pháp kỹ thuật canh tác cây ăn quả trong điều kiện hạn mặn Biện pháp kỹ thuật canh… Nuôi gà thành công nhờ vững quy trình phòng bệnh Nuôi gà thành công nhờ…