Mô hình kinh tế Chuyển đổi mô hình nuôi dê ở vùng hạn, mặn
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chuyển đổi mô hình nuôi dê ở vùng hạn, mặn

Tác giả Hưng Phú, ngày đăng 05/11/2021

Chuyển đổi mô hình nuôi dê ở vùng hạn, mặn

Ở Sóc Trăng, nghề nuôi dê tạo thêm sinh kế mới trên vùng đất chuyển đổi, thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi khô hạn. Nhiều nông dân nghèo khá lên nhờ nuôi dê.

Không chỉ ở Trần Đề, hiện nay dê là vật nuôi đang được phát triển mạnh ở nhiều nơi tại Sóc Trăng cũng như các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: MĐ.

Từ TP Sóc Trăng đi về vùng ven biển đến Thị trấn Lịch Hội Thượng sẽ là huyện Trần Đề (Sóc Trăng). Trần Đề là một huyện thuần nông, kinh tế các ngành nghề năng động, đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh những cánh đồng lúa thơm đặc sản và vùng nuôi tôm thâm canh tập trung rộng lớn, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân còn mở thêm cách làm mới với nghề chăn nuôi dê.

Trước đây, nuôi dê thịt theo mô hình nhốt chuồng ở các địa phương khác trong tỉnh chưa nhiều. Một số hộ ở ấp Hội Trung, Thị trấn Lịch Hội Thượng chủ yếu làm thuê, vì ít đất sản xuất nên bày ra cách dựng chuồng nuôi dê, phù hợp với điều kiện sẵn có. Bắt nhịp được thị trường dê thịt các tỉnh trong vùng có nhu cầu tiêu thụ cao cũng như hiệu quả sau những lứa dê nuôi đầu tiên của nông dân thu lợi nhuận khá, đã mở lối ra, tạo thêm thu nhập cho nhiều gia đình thoát nghèo.

Theo cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Trần Đề, khoảng 3 năm trước, một số bà con bắt đầu dựng chuồng nuôi dê. Hồi trước, chị Lâm Thị Hà ở ấp Hội Trung đi làm thuê, thu nhập đủ ăn qua ngày. Sau khi được vay vốn, chị Hà mua 2 con dê về nuôi. Sau một thời gian đàn dê nuôi phát triển, đến nay chị Hà đã bán được 4 đợt dê, đem về 40 triệu đồng, đời sống gia đình chị được cải thiện khá hơn.

Đàn dê của nhà chị Hà có 10 con lớn, nhỏ. Tùy theo thời điểm, giá bán dê thịt tăng giảm khác nhau. Mấy năm đầu nuôi dê, giá dê thịt hơi khoảng 60.000 đồng/kg. Nhưng vài năm gần đây giá dê thịt tăng lên khoảng 120.000 đồng/kg.

Mặt lợi hơn khi dê sinh sản, dê giống có giá bán 140.000 đồng/kg. Không riêng gia đình chị Hà, nghề nuôi dê được một số hộ dân trong ấp Hội Trung nhân rộng, phát triển. Được chính quyền địa phương hỗ trợ, Tổ hợp tác nuôi dê được thành lập với 9 thành viên.

Nuôi dê nhốt chuồng được xem là cách làm ăn hiệu quả, giúp các thành viên của Tổ hợp tác thu lợi nhuận bình quân hơn 14 triệu đồng/năm. Các hộ thành viên được vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật, nhờ đó đàn dê của Tổ hợp tác tăng lên.

Ban đầu có 24 con dê, đến nay Tổ hợp tác nuôi dê đã có trên 80 con. Trong mấy năm bền bỉ làm theo mô hình này, nhà chị Lý Thu Vân nuôi dê thuần thục, tuy với quy mô chuồng trại nhỏ nhưng sạch sẽ, luôn đạt hiệu quả cao. Đàn dê nuôi của gia đình cô hiện có hơn 10 con dê sinh sản và dê thịt. Mỗi năm mang lại thu nhập 15 - 20 triệu đồng.

Bà con trong Tổ hợp tác so sánh với nuôi bò, nuôi dê nhốt chuồng dễ hơn. Thức ăn của dê dễ tìm như cỏ, lá cây và phụ phẩm nông nghiệp. Dê ít bệnh, chi phí đầu tư và thức ăn chăn nuôi thấp, hiệu quả cao. Hơn nữa nhu cầu của thị trường tiêu thụ dê thịt tương đối ổn định. Thu nhập của các hộ thành viên trong Tổ hợp tác tăng lên, đời sống gia đình tốt hơn.

Theo các hộ thành viên nuôi dê Tổ hợp tác, sự hỗ trợ nhiệt tình của Hội Phụ nữ các cấp, nhất là giúp vốn vay kịp thời nên tạo động lực cho các gia đình còn khó khăn có điều kiện mở rộng chăn nuôi. 

Dê dễ nuôi, ít bị bệnh. Ảnh: MĐ.

Việc thành lập các Tổ hợp tác đã giúp những hộ nuôi dê được đảm bảo đầu ra, không lo khâu tiêu thụ. Đây là nền tảng để phát triển nghề chăn nuôi dê theo hướng bền vững. Mô hình này giúp nông dân có điều kiện về vốn mạnh dạn chuyển đổi vườn tạp ở những nơi có năng suất thấp sang cây trồng khác.

Ông Lâm Minh Hoàng, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cho biết: Hiện nghề nuôi dê nhốt chuồng ở huyện Trần Đề đã được duy trì và còn nhân rộng mô hình sang các huyện khác trong tỉnh.

Các hộ nuôi dê được Trung tâm dạy nghề địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc và biết cách phòng trị bệnh. Đến nay, đàn dê nuôi theo mô hình này trong tỉnh có trên 9.000 con. Bà con nông dân chủ yếu nuôi dê thịt, nhưng nuôi nhân giống, bán dê con có lợi nhuận cao hơn nhiều.

Dê dễ nuôi, chỉ cần tiêm vacxin phòng ngừa bệnh lở mồm long móng. Song, người chăn nuôi dê cần lưu ý vào mùa mưa do cỏ làm thức ăn bị đọng nước nhiều nên dê dễ sinh bệnh sình bụng, tiêu chảy, chậm lớn.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Làm mới chè truyền thống Làm mới chè truyền thống Làm giàu từ cây ăn quả nhờ áp dụng kỹ thuật Làm giàu từ cây ăn…