Tin nông nghiệp Chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ sống đàn vật nuôi đạt 95%
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ sống đàn vật nuôi đạt 95%

Tác giả Đồng Văn Thưởng - Đào Thanh, ngày đăng 28/03/2022

Chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ sống đàn vật nuôi đạt 95%

Việc tham gia tổ hợp tác và áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp các hộ chăn nuôi tại Thái Nguyên duy trì được tỷ lệ sống đàn vật nuôi 95%.

Chăn nuôi an toàn sinh học mang lại sự ổn định về hiệu quả cho người dân. Ảnh: Đồng Văn Thưởng.

Chị Nguyễn Thị Ly, Tổ trưởng Tổ hợp tác chăn nuôi xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cho biết, với mục tiêu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, Tổ hợp tác Hiệp Hòa đã ra đời trên cơ sở tập hợp của các hộ chăn nuôi có quy mô lớn trong vùng.

Thành lập tổ hợp tác, cơ quan hỗ trợ thực hiện tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho các thành viên trong tổ. Trên cơ sở khai thác và cam kết chất lượng với đơn vị thu mua, sản phẩm của tổ đã được cung cấp đến loạt các siêu thị, nhà hàng, bếp ăn tập thể trên địa bàn toàn tỉnh.

Về kỹ thuật, ông Nguyễn Văn Loan (thành viên tổ hợp tác chăn nuôi xóm Hiệp Hòa) cho biết, sản phẩm gà của tổ hợp tác được chăn nuôi chủ yếu từ các sản phẩm tự nhiên. Người chăn nuôi chỉ duy nhất một lần tiêm phòng vacxin cho gà mới nở.

Trong cả quá trình chăn thả còn lại, gà được phòng bệnh bằng cách dùng tỏi để thay các loại thuốc kháng sinh. Gà đến 1,5 tháng tuổi thì được thả ra vườn để tạo cơ săn chắc, khỏe mạnh. Các  hộ còn mua sỏi về đổ lên đồi để tạo ra bãi chăn thả lý tưởng như trong tự nhiên.

Mỗi lần xuất bán gà, cán bộ của Chi cục Quản lý chất lượng cũng như khách hàng bao tiêu sản phẩm đều kiểm định kỹ chất lượng sản phẩm. Cho đến nay, chưa có lô hàng nào bị hủy. Trong khi đó, giá bao tiêu được ký cả năm với giá cao hơn mức giá thị trường.

Ông Vi Văn Thái (Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi an toàn sinh học xã Động Đạt, huyện Phú Lương) cho biết, thực chất của quy trình kỹ thuật là việc áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa gia cầm và mầm bệnh, đảm bảo gia cầm được phát triển khỏe mạnh, không dịch bệnh… Chính vì vậy, đối với chăn nuôi vịt, các hộ đều sử dụng nguồn nước giếng khoan cho vịt tắm.

Việc tham gia tổ hợp tác đem lại nhiều lợi ích cho các hộ dân mà trọng tâm là góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hướng tới phát triển chăn nuôi bền vững. Trước đây, gia đình ông Thái chủ yếu chăn thả tự do. Cách làm này khá vất vả, không kiểm soát được dịch bệnh, tỷ lệ nuôi sống chỉ đạt khoảng 70-85%. Thực hiện theo kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học giúp tỷ lệ vịt sống đạt tới 95%.

Hiện nay, tổng đàn gia cầm của Thái Nguyên có khoảng 15 triệu con. Chăn nuôi gia cầm đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung qui mô trang trại, chủ yếu ở các vùng chăn nuôi trọng điểm. Với hơn 400 trang trại chăn nuôi gia cầm, một số chuỗi liên kết sản xuất từ chăn nuôi - giết mổ - chế biến - tiêu thụ đã được hình thành.

Ông Vũ Đức Hảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Nguyên cho biết, để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, Sở sẽ tiếp tục tham mưu, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi, cũng như cơ sở giết mổ.

Tham mưu xây dựng và triển khai chính sách hỗ chợ phòng chống dịch bệnh, liên kết chuỗi sản phẩm; xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và xử lý môi trường. Đồng thời, tiếp tục rà soát, bổ sung các chính sách mới nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm chăn nuôi theo hướng hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn về đất đai để bố trí chăn nuôi tập trung.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất theo hướng sản phẩm hàng hóa an toàn, chất lượng. Hỗ trợ phát triển chế biến sâu và chế biến công nghệ cao, bảo quản sản phẩm. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm; xây dựng liên kết và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Tham mưu di dời các trang trại chăn nuôi tập trung không đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và môi trường. Nâng cao năng lực, hiệu quả và đồng bộ công tác phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh nguy hiểm xẩy ra, lan rộng trên địa bàn tỉnh.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng su su theo quy trình '5 không' Trồng su su theo quy… Giống lúa TBR97 thể hiện nhiều ưu điểm trên chân đất nghèo dinh dưỡng Giống lúa TBR97 thể hiện…