Trồng lúa Chăm sóc lúa chiêm xuân
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Chăm sóc lúa chiêm xuân

Tác giả Khuyến Nông - Khuyến Lâm, ngày đăng 24/05/2019

Chăm sóc lúa chiêm xuân

Để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà con cần áp dụng một số biện pháp sau:

Ảnh minh họa.

Trà xuân sớm

Tập trung giữ nước trên đồng ruộng ở mức 3-5 cm vừa chống rét, vừa tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển, tuyệt đối không để ruộng khô hạn. 

Trên diện tích lúa cấy đã hồi xanh ra lá mới, bón thúc ngay bằng phân NPK để lúa sớm đẻ nhánh và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Những chân ruộng trũng, nông dân có thể kết hợp bón phân bón vi sinh Pisomix- PTS9 với liều lượng 1 kg/sào để phòng chống bệnh nghẹt rễ. Giai đoạn lúa đẻ rộ cần kiểm tra sâu bệnh hại để phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời. 

Khi phát hiện ruộng lúa bị nghẹt rễ (bộ rễ của cây lúa thâm đen, có mùi hôi) thì không được bón đạm và phun thuốc trừ sâu. Người dân bón vôi bột kết hợp với sục bùn nhằm tăng lượng ôxi trong đất, giúp cây lúa nhanh ra lá và rễ mới. Lưu ý: Khi cây lúa ra 1-2 lá mới bón bổ sung 1-1,5 kg đạm và 2-3 kg kali/sào.

Trà chính vụ và xuân muộn

Thường xuyên giữ mực nước từ 3-5 cm cho những ruộng đã cấy. Tiến hành bón thúc lần 1 từ 6-7 kg đạm và 3-4 kg kali/sào với thời gian sau khi cấy 20 ngày để lúa đẻ nhánh mạnh. Bón thúc lần 2 khi lúa bắt đầu làm đòng, cây đứng, lá cứng, gốc lúa tròn giúp tăng số gié, số hạt/bông, bông dài với hàm lượng  4-6 kg kali đỏ/sào và từ 1-2 kg đạm/sào. 

Cây lúa từ thời kỳ trổ bông đến thu hoạch với thời gian 1 tháng. Vì vậy, để cho năng suất cao người dân cần phải bón kali cho lúa vào giai đoạn này. Lưu ý: Nên sử dụng kali trắng phun trực tiếp lên bông lúa lúc trổ hoặc sau khi trổ bông với thời gian khoảng 1 tuần với hàm lượng 2 gam/2 bình/lần/sào.

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh gây hại chủ yếu là bệnh đạo ôn thời kỳ lúa con gái. Khi bệnh chớm xuất hiện, dừng bón đạm, sử dụng một trong những loại thuốc đặc trị đạo ôn như: Kabim 30 WP hoặc Katana 20SC. Lưu ý: Phun ướt đẫm lá lúa, bệnh nặng cần phun lại lần 2, mỗi lần cách nhau 5 ngày.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Hướng dẫn biện pháp quản lý bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ xuân năm 2019 Hướng dẫn biện pháp quản… Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân 2019 Phòng trừ bệnh đạo ôn…