Tin nông nghiệp Canh tác sắn bền vững trên vùng nguyên liệu
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Canh tác sắn bền vững trên vùng nguyên liệu

Tác giả Phương Nguyễn, ngày đăng 23/12/2017

Canh tác sắn bền vững trên vùng nguyên liệu

Hiện năng suất sắn bình quân của tỉnh Nghệ An chỉ đạt 30 tấn/ha (đạt 75% quy hoạch). Sản lượng sắn nguyên liệu trong vùng quy hoạch là 120.000 tấn (đạt 49,18% quy hoạch).

Sắn cho năng suất cao

Năng suất bình quân còn khá thấp so với tiềm năng của cây sắn. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa tiếp cận được kỹ thuật trồng, chăm sóc sắn, các giống sắn mới. Các giống sắn được trồng chủ yếu là STB1, TC1 và KM94 đang thoái hóa phân cành, năng suất sụt giảm mạnh khiến người dân trồng sắn gặp khó khăn.

Đặc biệt trong quan niệm của người nông dân thì sắn là cây dễ trồng, không cần chăm sóc, đầu tư phân bón nên dần dần đã biến cây sắn thành cây hại đất, xói mòn đất. Thêm vào đó, người nông dân chưa tiếp cận được đầy đủ các thông tin về các tiến bộ kỹ thuật, giống mới, giá cả thị trường, phá rừng trồng sắn, không tuân thủ quy trình trồng và chế biến sắn dẫn đến tính trạng phá vỡ quy hoạch, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên đáng báo động.

Để từng bước khắc phục những vướng mắc trên, năm 2017 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ (Viện Cây lương thực - cây thực phẩm) đã triển khai hợp phần của dự án: Xây dựng và nhân rộng mô hình trồng sắn mới và thâm canh bền vững tại vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương.

Thông qua các hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiểu biết của người nông dân về cây sắn. Làm thế nào để tăng thêm thu nhập cho gia đình nhưng vẫn đảm bảo cho cây sắn phát triển bền vững trên chính mảnh đất canh tác của họ.

Kết quả xây dựng mô hình được tổ chức đánh giá ngày 4/12/2017 tại hội nghị sơ kết mô hình cho thấy: Nhờ kỹ thuật trồng xen được áp dụng với các cây họ đậu lạc nên đã giảm thiểu được tối đa lượng đất bị xói mòn trên đất dốc nhờ diện tích che phủ khá cao chỉ sau 1 tháng trồng trong thời gian chờ cây sắn phát triển.

Thu hoạch lạc xong lấy toàn bộ thân, cành, lá, gốc, rễ (khoảng 4,5 tấn/ha) vùi lấp xuống đất làm phân xanh, tiếp tục chăm sóc sắn đến thu hoạch, đất sẽ giàu mùn và tơi xốp hơn, độ phì và khả năng giữ ẩm cũng tăng lên; nhất là với đất dốc bạc màu.

Ngoài ra, việc trồng xen cũng làm tăng lợi nhuận kinh tế trên 1 đơn vị diện tích so với trồng sắn thuần do giảm được một số công lao động làm cỏ và thu hoạch lạc, đậu xanh vào giữa vụ sắn từ 10 - 13 triệu đồng/ha.

Sắn trồng tại ruộng mô hình phát triển tốt

Các giống sắn BK tỏ ra khá thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu Nghệ An, năng suất bình quân đạt 38 - 43 tấn/ha, thậm chí có những hộ năng suất giống sắn BK đạt trên 46 tấn/ha.

Như vậy với giá bán sắn tươi hiện nay là 1.620 đồng/kg, mỗi năm người dân thu được khoảng 69 triệu đồng/ha trừ chi phí đầu tư khoảng 39 triệu đồng thì lãi khoảng 40 triệu đồng/ha.

Trong khi đó, với các hộ ngoài mô hình năng suất củ tươi đạt trung bình 21 tấn/ha thì thu nhập khoảng 34 triệu đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất chỉ lãi 17 triệu đồng/ha.

Dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác sắn bền vững cho nông dân trong và ngoài mô hình cùng với các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xã Thanh Ngọc. Bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” học viên đã nhanh chóng nắm bắt được tầm quan trọng của việc canh tác sắn bền vững, kỹ thuật canh tác sắn bền vững. Đây chính là những hạt nhân, những nông dân điển hình thúc đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sắn bền vững ở khu vực này, tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững cho nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh Nghệ An.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nâng cao hiệu quả xử lý nghịch vụ cây ăn trái Nâng cao hiệu quả xử… Nhân rộng mô hình tưới tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng cho cây hồ tiêu Nhân rộng mô hình tưới…