Tin nông nghiệp Cạn kiệt phù sa, hiểm họa khôn lường
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cạn kiệt phù sa, hiểm họa khôn lường

Tác giả Huỳnh Xây, ngày đăng 29/04/2016

Cạn kiệt phù sa, hiểm họa khôn lường

Phù sa sụt giảm, uy hiếp bờ biển

Trao đổi với phóng viên, PGS Lê Anh Tuấn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH.Cần Thơ) tỏ ra lo ngại: “Nhiều năm trước đây, ở trạm Tân Châu (An Giang), nơi đầu nguồn vào ĐBSCL còn thấy phù sa về nhưng vài năm gần đây thì không còn nữa. Thiếu nước ngọt còn có cơ hội bổ sung từ mưa, còn thiếu phù sa bù đắp cho việc sụt lún đất thì rất nguy hiểm, ĐBSCL không có cơ may phục hồi”.

Lão nông Lê Văn Năm, ngụ ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, An Giang cho biết: “Trước đây, canh tác lúa ít bị sâu bệnh nhưng hiện nay sâu bệnh tấn công quá dữ dội. Vụ đông xuân vừa qua, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 3,5 tấn/5.000m2 trong khi năm 2014-2015 đạt trên 4 tấn”.

Theo ngành nông nghiệp và các nhà khoa học, những năm gần đây, nước từ thượng nguồn đổ về ĐBSCL ít, hiện tượng El Nino diễn ra khắc nghiệt dẫn đến mặn xâm nhập ngày càng sâu rộng, theo đó người dân sử dụng nước ngầm nhiều đã khiến ĐBSCL dần bị sụt lún. Nếu không có lượng phù sa bù đắp vào lượng đất bị sụt lún, trong khi nước biển ngày càng dâng cao thì rất nguy hiểm.

Không có phù sa sẽ “chết chắc”

Trong 3 thiên tai: Nước ngọt ít, nước biển dâng và thiếu phù sa thì thiếu phù sa là nghiêm trọng nhất. Bởi khi các đập thủy điện giữ lại 75 - 90% phù sa, vùng ĐBSCL sẽ bị lún xuống và xói lở, trong khi người dân chưa hề có kinh nghiệm đối phó. Vì vậy, để khắc phục các nhà khoa học khuyến cáo địa phương không nên cấp phép khai thác cát sông để tránh làm thay đổi dòng chảy và hệ sinh thái sông.

ĐBSCL được hình thành từ 6.000 năm qua do phù sa sông Mekong (bùn, cát, sỏi…) bồi đắp không ngừng. Lượng phù sa bồi đắp này trội hơn năng lượng của biển (sóng, triều). Vì vậy, khi cán cân phù sa bị thiếu hụt, biển sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, làm sạt lở bờ biển.

“Bờ biển ĐBSCL có một lớp nước đục do phù sa tạo nên. Một mặt lớp nước đục này bồi lắng đồng bằng, mặt khác nó làm tấm “áo giáp mềm” bảo vệ cho bờ biển. Khi phù sa bị ít đi, lớp “áo giáp” này sẽ mỏng hơn và không còn bảo vệ được bờ biển nữa” - thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện - chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái vùng ĐBSCL cho biết.

Cũng theo thạc sĩ Thiện, khi các đập thủy điện được xây dựng trên thượng nguồn, lượng phù sa sẽ bị chắn, không xuống được hạ lưu. Theo Ủy hội sông Mekong quốc tế, hệ thống hồ chứa thuỷ điện ở dòng nhánh cũng như dòng chính đã và sẽ xây dựng trong lưu vực sông Mekong lên tới 144 hồ, với tổng dung tích chiếm gần 20% tổng lượng dòng chảy bình quân năm toàn lưu vực. Theo tính toán, 75% tổng lượng phù sa của sông Mekong sẽ bị giữ lại trong các hồ chứa. Đi qua nhiều quốc gia, phần còn lại đến khu vực ĐBSCL chỉ còn khoảng 3-4%. “Điều này sẽ khiến quá trình kiến tạo đồng bằng bị cắt đứt và quá trình ngược sẽ diễn ra, tức là quá trình sạt lở, tan rã của đồng bằng” – ông Thiện cảnh báo.

Liên quan đến tình trạng thiếu hụt phù sa ở ĐBSCL, TS Dương Văn Ni – khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên (Trường ĐH.Cần Thơ) nêu quan điểm: “Thiếu phù sa sẽ là “cái kết không có gì để đỡ”. Nước mặn nhiều có thể nuôi tôm, nước ngọt nhiều thì trồng lúa, nếu không có phù sa thì “chết chắc” bởi người dân ĐBSCL chưa có kinh nghiệm ứng phó với tình trạng này”.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi gà khép kín, mỗi lứa bỏ túi 20 triệu đồng Nuôi gà khép kín, mỗi… Mở đường cho trái cây vào Australia Mở đường cho trái cây…