Tin nông nghiệp Cam xoàn VietGAP sai trĩu quả ở miệt vườn Hậu Giang
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cam xoàn VietGAP sai trĩu quả ở miệt vườn Hậu Giang

Tác giả Thu Ngân, ngày đăng 14/03/2017

Cam xoàn VietGAP sai trĩu quả ở miệt vườn Hậu Giang

Nhờ chính sách liên kết sản xuất phù hợp, nhiều gia đình ở Hậu Giang dần mở rộng mô hình trồng cam xoàn tiêu chuẩn, góp phần gìn giữ và phát triển giống cam quý của địa phương.

Trong ảnh: Cam xoàn mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con Phụng Hiệp, Hậu Giang. Ảnh: nghenong.

Cam xoàn cho chất quả ngọt thơm, phù hợp với điều kiện canh tác và thổ nhưỡng của vùng đất Hậu Giang. Do lợi nhuận thu được cao hơn so với trồng lúa và các loại hoa màu khác nên những năm gần đây, các hộ nông dân ở huyện Phụng Hiệp chọn cam xoàn là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do các vườn cam được trồng tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết nên suốt một thời gian dài, cam xoàn nơi đây vẫn yếu thế trước các giống cam chuyên canh tại những vùng khác.

Trước tình hình đó, đầu năm 2013, các nhà vườn trồng cam tại xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp đã tập trung liên kết làm ăn, thành lập nên hợp tác xã cam xoàn Phương Phú. Hội thống nhất tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng cam theo tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao chất lượng quả. Hợp tác xã có 21 thành viên với gần 31 ha cam xoàn. Sau thời gian trồng thử nghiệm, chất lượng quả cam tăng lên đáng kể, giá bán cũng cao hơn, ổn định ở mức 30.000 - 40.000 đồng một kg, thậm chí có thời điểm lên 45.000 đồng một kg.

Nhận thấy hiệu quả rõ rệt từ mô hình trồng cam của hợp tác xã Phương Phú, chính quyền huyện Phụng Hiệp tiến hành triển khai, phát triển vùng chuyên canh cam xoàn theo tiêu chuẩn trên toàn địa bàn.

Ban đầu, chính quyền huyện chịu trách nhiệm chỉ đạo các xã vận động hộ sản xuất cam cùng nhau liên kết, thành lập tổ, đội, hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng dành một vùng đất chuyên để trồng cam cho xã Phương Phú và các xã lân cận. Riêng xã Phương Phú mở rộng đất trồng chuyên canh để tạo vùng nguyên liệu, phát triển vùng cam hàng hóa và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Các cơ quan nông nghiệp huyện có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, áp dụng biện pháp tiên tiến vào chăm sóc cây, quản lý giống cam và triển khai xây dựng vườn cam theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đến mùa thu hoạch, cam xoàn Phụng Hiệp được đưa đến các chợ đầu mối, siêu thị với số lượng lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ. Dần dần, thương hiệu cam xoàn Phụng Hiệp được đông đảo người tiêu dùng biết đến.

Đón nhận nhiều hiệu ứng tích cực từ thị trường, trong thời gian tới, định hướng của địa phương là chuyển đổi khoảng 165 ha diện tích canh tác mía sang trồng cam xoàn. Cùng với đó, giống cây này cũng sẽ được trồng thay thế khoảng 100 ha cây trồng khác và các diện tích vườn tạp kém hiệu quả ở địa phương.

Tháng 6/2016, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể "Cam xoàn Phụng Hiệp" cho hợp tác xã Phương Phú. Theo đó, 21 thành viên của hợp tác xã được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể "Cam xoàn Phụng Hiệp" để kinh doanh. Đây là một trong những tiền đề quan trọng giúp cam xoàn Phụng Hiệp vươn xa hơn trên thị trường trái cây.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Chọn, bón phân đúng cách, cây trồng phát triển tốt Chọn, bón phân đúng cách,… Nông dân miền Tây thu lợi nhuận cao nhờ trồng mè Nông dân miền Tây thu…