Nuôi trâu Cảm nắng, cảm nóng ở trâu, bò và biện pháp phòng trị
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cảm nắng, cảm nóng ở trâu, bò và biện pháp phòng trị

Tác giả Liên Hương, ngày đăng 02/11/2017

Cảm nắng, cảm nóng ở trâu, bò và biện pháp phòng trị

Những ngày nắng nóng, oi bức, nhiệt độ môi trường lên cao, cản trở việc thải nhiệt của cơ thể trâu, bò dẫn đến thân nhiệt tăng quá mức dễ gây ra cảm nắng, cảm nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của vật nuôi.

Chuồng bò sữa có mái kép và quạt cho từng con

1. Nguyên nhân

Bệnh xảy ra chủ yếu vào những ngày nắng nóng, oi bức, khi gia súc làm việc hoặc chăn thả trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài; gia súc nuôi nhốt, vận chuyển đường dài ở mật độ cao, kém thông thoáng; gia súc quá béo hoặc đang mắc bệnh…

2. Triệu chứng

Trâu, bò bị cảm nắng, cảm nóng thường dễ nhận thấy là con vật mất thăng bằng, đi lảo đảo. Thân nhiệt tăng cao (40-410C). Tần số hô hấp và tim mạch tăng, đồng tử mắt lúc đầu dãn rộng sau đó thu hẹp. Giai đoạn cuối, con vật khó thở, niêm mạc tím bầm, co giật, mất phản xạ và chết.

3. Điều trị

- Trường hợp đang chăn thả hoặc vận chuyển, cần sớm phát hiện và đưa ngay trâu, bò vào nơi râm mát, dãn mật độ hoặc thả khỏi xe để con vật dễ thải nhiệt.

Dùng quạt gió từ phía trước, tốc độ vừa phải để con vật hạ nhiệt từ từ, tránh gây sốc, choáng. Dùng khăn mát lau cho con vật, lau từ phần mặt, đầu đến toàn thân, khoảng 1 - 2 giờ sau có thể tắm cho con vật. Chú ý không dùng nước lạnh dội ngay vào vùng đầu, mặt của con vật dễ gây sốc, choáng.

- Đối với trâu, bò bị cảm nóng trong chuồng nuôi, cần tăng thông thoáng chuồng nuôi, dãn mật độ.

- Cho uống nước mát có hòa điện giải, vitamin C, nếu có điều kiện, có thể giã rau má, lá diếp cá cho vật nuôi uống sẽ giải nhiệt nhanh hơn.

- Với trâu, bò bị bệnh nặng, cần dùng thuốc phục hồi thần kinh, tim mạch và hô hấp; có thể truyền tĩnh mạch dung dịch Glucoza, nước muối sinh lý, các thuốc trợ sức, trợ lực…

Chú ý, sau khi bị cảm nắng, cảm nóng, sức khỏe của trâu, bòbị giảm, do đó cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bổ sung vitamin và thuốc trợ sức, trợ lực để trâu, bò nhanh bình phục và tránh các bệnh kế phát.

4. Phòng bệnh

- Trước khi vào mùa nắng, cần kiểm tra, kịp thời cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cung cấp nước và làm mát trong chuồng, đặc biệt chuồng bò sữa. 

Hệ thống phun nước trên mái

Cần thiết kế chuồng đủ thoáng mát, mái kép hút gió tốt hơn. Nên trồng câyche mái, cây leo lên mái hoặc dùng lưới đen che hướng chiếu trực tiếp của ánh nắng; có thể dùng hệ thống phun nước trên mái. Có thể lắp hệ thống quạt ở vị trí đầu hướng gió để quạt gió mát vào chuồng, không nên lắp quạt trần ở những chuồng không có trần cách nhiệt.

Mật độ nuôi hợp lý: Trâu, bò trưởng thành: 6 - 8 m2/con.

- Cung cấp đầy đủ nước uống vệ sinh và mát cho vật nuôi, bổ sung điện giải, vitamin C.

- Vào những ngày nắng, nóng, nên cho vật nuôi ăn lúc sáng sớm và chiều tối, lượng thức ăn giảm, cần tăng lượng thức ăn thô xanh.

- Không chăn thả hoặc cho gia súc làm việc ngoài trời nắng gắt trong thời gian dài.

- Thực hiện tốt các quy trình chăn nuôi từ chăm sóc nuôi dưỡng, khai thác, chế độ làm việc (đảm bảo thể trạng cơ thể trung bình, không quá béo), vệ sinh thú y, dùng vắc xin phòng bệnh, tiêm vắc xin bổ sung (nên dùng vắc xin cho trâu, bò vào những ngày thời tiết mát, vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều tối). Thường xuyên kiểm tra sức khỏe vật nuôi để kịp thời cách ly, xử lý khi phát hiện những con có biểu hiện bất thường.

- Khi vận chuyển gia súc trong những ngày nắng nóng nên thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, chiều mát. Nếu vận chuyển đường dài, cần cho gia súc nghỉ ngơi hợp lý vào thời điểm nắng nóng, đưa trâu, bò vào nơi thoáng mát, nhiều cây cối để chăm sóc, bổ sung thức ăn, nước uống (bổ sung điện giải và vitamin C) cũng như kiểm tra sức khỏe con vật trong suốt quá trình vận chuyển.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bệnh tụ huyết trùng trâu, bò và cách phòng trị Bệnh tụ huyết trùng trâu,… Cách chống rét cho trâu bò sáng tạo của nông dân Nghệ An Cách chống rét cho trâu…