Mô hình kinh tế Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm

Ngày đăng 12/09/2014

Cách Phòng Chống Dịch Bệnh Niu-Cát-Xơn Gia Cầm

Khi gia cầm bị mắc phải chứng bệnh Niu-cát-xơn tỷ lệ chết khá cao, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả kinh tế người chăn nuôi chính vì vậy việc phòng, chống bệnh khi chưa có dịch tại các trang trại, gia trại chăn nuôi gia cầm là rất cần thiết.

Phòng, chống dịch thực hiện đồng bộ với các biện pháp gồm: Tuyên truyền về phòng bệnh; Chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh; Vệ sinh phòng bệnh; Cho vật nuôi dùng vaccine phòng bệnh; Kiểm dịch khâu vận chuyển.

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …

Khu chăn nuôi phải có hàng rào, ranh giới để cách ly với bên ngoài, trước lối ra vào phải có hố sát trùng; phải thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, dụng cụ chăn nuôi phải tiêu diệt các loài gặm nhấm. Việc thực hiện khử trùng tiêu độc cần thực hiện 1 lần/tuần bằng một trong số loại hóa chất như Clorrine, Iodine, nước vôi 20% hoặc vôi bột…

Nên hạn chế người ra, vào khu chăn nuôi. Sau mỗi lần xuất bán gia cầm phải vệ sinh, sát trùng tiêu độc và để trống chuồng trong khoảng thời gian tối thiểu 15 ngày trước khi nhập đàn mới về nuôi. Nuôi gia cầm không nuôi lẫn các loại gia cầm trong cùng một chuồng nuôi, để nuôi riêng biệt theo từng lứa tuổi hoặc khi nhập đàn mới phải nuôi cách ly theo dõi ít nhất 21 ngày.

Để phòng, chống bệnh nêu trên ở gia cầm, người chăn nuôi nên tiêm phòng theo hướng dẫn của Sở NNPTNT Hải Phòng. Có hai loại vaccine gồm: Vaccine chịu nhiệt dùng cho gà khỏe mạnh ở mọi lứa tuổi, có thể pha sau đó cho ăn hay uống hoặc nhỏ vào mắt, mũi. Loại vaccine chủng M dùng cho gà khỏe mạnh trên 2 tháng tuổi, loại này tiêm dưới da cổ, mặt trong đùi hoặc bắp thịt ức.

Bên cạnh các khâu phòng chống nêu trên, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm của gia cầm ra vào cũng khá quan trọng. Các chốt kiểm dịch thành lập và kiểm soát chặt chẽ không để gia cầm mang mầm bệnh xâm nhập vào địa phương tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Nếu có gia cầm bị mắc bệnh hoặc gia cầm, sản phẩm về gia cầm không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc được vận chuyển từ vùng dịch cơ quan chức năng phải tổ chức thu giữ, tiêu hủy.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Gia Nghĩa Đẩy Mạnh Thực Hiện Ứng Dụng Khoa Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Nông Nghiệp Gia Nghĩa Đẩy Mạnh Thực… Trồng Mồng Tơi Sạch, An Toàn Trồng Mồng Tơi Sạch, An…