Tin thủy sản Cá tra khởi duyên đầu năm
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Cá tra khởi duyên đầu năm

Tác giả Tiến Thành, ngày đăng 07/03/2017

Cá tra khởi duyên đầu năm

Năm 2017 được dự báo sẽ có những tín hiệu tích cực với ngành cá tra Việt Nam, khi dấu hiệu từ các thị trường xuất khẩu mở ra hứa hẹn mới. Đáng chú ý, dự báo xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Á, nhất là Trung Quốc sẽ tăng 1,5 lần thị trường Mỹ.

Trong ảnh: Hiện giá cá tra ở ĐBSCL đang tăng. Ảnh: LHV 

Niềm vui bên ao nuôi

Tổng cục Thủy sản đề xuất kế hoạch sản xuất năm 2017 với các chỉ tiêu: diện tích nuôi cá tra thương phẩm đạt 5.000 - 5.500 ha, sản lượng trên 1,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu trên 1,7 tỷ USD. Tuy nhiên, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, năm 2017 sẽ chứng kiến sự gia tăng khoảng 20% nhu cầu xuất khẩu cá tra ở hầu hết các thị trường truyền thống cũng như tiềm năng.

Diện tích nuôi cá tại các địa phương tuy giảm nhưng thị trường cá tra lại ghi nhận việc tăng năng suất ở các vùng nuôi trọng điểm, cũng như tăng giá nguyên liệu. Cụ thể, sản lượng nuôi cá tra của các tỉnh ĐBSCL tháng 1/2017 ước 71.400 tấn, giảm 4,8% so cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo chung, giá cá tra tháng 2 dao động ở mức 21.500 - 23.000 đồng/kg, tăng khoảng 1.000 đồng/kg so tháng trước và tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so cùng thời điểm đầu năm 2016.

Triển vọng

Nhà nước không khuyến khích tăng mạnh về diện tích và sản lượng, mà chủ yếu tập trung đầu tư nâng cao chất lượng cá tra, nhất là đầu tư cho nguồn giống; đẩy mạnh việc phát triển mô hình nuôi GAP, nhằm tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng những thị trường khó tính. Do đó, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường lớn, các doanh nghiệp cần tập trung phát triển và trụ vững ở tất cả các thị trường hiện có; tập trung khai thác thị trường trong nước. Làm được điều này thì các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra không còn phải lo đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm.

Mặc dù, thị trường cá tra đang tăng nhưng theo các chuyên gia, con giống, phát triển bền vững, tình trạng thiếu hụt nguyên liệu… vẫn là những vấn đề đáng lo ngại cho sự phát triển của ngành hàng này. Định hướng cho việc phát triển bền vững cá tra, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra cần hợp tác chặt chẽ để cùng chia sẻ khó khăn với người nuôi trong chuỗi giá trị và cùng Nhà nước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Phía người nuôi cũng nên tuân thủ nghiêm ngặt quy định của vùng nuôi theo hướng bền vững, gắn với các chuỗi liên kết, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, hướng đến quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

>> VASEP dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2017 tăng nhẹ 4% so năm 2017, lên hơn 1,7 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cá tra 6 tháng đầu năm 2017 sang các thị trường lớn, như Mỹ, Trung Quốc và ASEAN tiếp tục tăng, trong khi kim ngạch xuất sang EU giảm 3 - 5% so cùng kỳ năm trước.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Bạc Liêu: Giải pháp xây dựng “thủ phủ tôm” Bạc Liêu: Giải pháp xây… Cả nước cùng đồng hành Cả nước cùng đồng hành