Tôm thẻ chân trắng Bệnh virut mùa xuân trên cá
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh virut mùa xuân trên cá

Ngày đăng 06/07/2015

Bệnh virut mùa xuân trên cá

1.Lịch sử bệnh

Trên Thế giới, bệnh đã xuất hiện ở Châu Âu, vùng Trung Đông, Nga và gần đây nhất là xuất hiện ở Mỹ (2002, 2004). Các đối tượng thường bị nhiễm bao gồm: cá chép thường (Cyprinus carpio), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), mè trắng (Aristichthys nobilis), mè vinh (Hypophthalmicchthys molitrix), cá giếc (Carassius carassius), cá vàng (Carassius auratus).

2.Tác nhân gây bệnh

Bệnh do một loài virut Rhabdovirus carpio, thuộc họ Rhabdoviridae gây ra.

3.Dấu hiệu của bệnh

Các chủng virut thuộc họ Rhabdoviridae gây bệnh với các triệu chứng đa dạng và không đặc trưng. Các triệu chứng thường gặp:

-Bên ngoài: da sậm màu, mắt lồi, mang nhợt nhạt, có hiện tượng xuất huyết điểm ở da, mang

-Bên trong: xoang bụng có dịch, ruột sưng to đôi khi có dịch, tụy bị sưng và có hiện tượng xuất huyết ở bong bóng. Trong đó dấu hiệu xuất huyết điểm ở bong bóng được xem là dấu hiệu khá đặc trưng của bệnh này. Tuy nhên dấu hiệu này cũng dể bị nhầm lẫn với các triệu chứng do nhóm vi khuẩn cơ hội  Aeromonas sp. gây ra tiếp sau đó.

-Cá bị nhiễm nặng cũng có các triệu chứng: hôn mê, mất thăng bằng, nằm nghiêng một bên thân.

4.Sự lan truyền bệnh

Mầm bệnh lan truyền từ cá này sang cá khác chủ yếu qua đường mang. Bên cạnh đó, các loài ký sinh trùng hút máu như đĩa, rận cá, cũng là vật trung gian giúp phát tán, lan truyền mầm bệnh. Mầm bệnh phát tán trong môi trường nước qua đường bài tiết của cá như qua phân, urine (tạm gọi là nước tiểu) và chất nhày của mang. Một số thí nghiệm cho thấy sự hiện diện của virut trong buồng trứng của cá chứng tỏ khả năng lan truyền bệnh theo đường dọc: từ mẹ sang con.

5.Các yếu tố tác động đến sự bùng phát của bệnh

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tính nhạy cảm với bệnh SVC của cá : loài cá, tuổi cá , mật độ nuôi, sức khỏe của cá, nhưng, yếu tố chủ yếu dẩn đến sự bùng phát bệnh và tỉ lệ chết cao là sự biến động giảm của nhiệt độ.

- Cá dể bị nhiễm khi nhiệt độ môi trường dưới 20 độ C. Tỉ lệ chết gia tăng khi nhiệt độ dưới 18 độ C.

- Cá càng nhỏ (dưới 1 năm tuổi) càng nhạy cảm với bệnh và tỉ lệ chết càng cao.

6.Một số thông tin và giải pháp trong phòng bệnh, ngăn ngừa bệnh bùng phát, hạn chế lan truyền bệnh và giảm tỉ lệ chết:

- Kiểm soát tốt nhiệt độ trong quá trình nuôi: ổn định, trên 22 độ C. Nhiệt độ thay đổi đột ngột không chỉ tăng khả năng nhạy cảm với bệnh của cá mà còn ức chế hoạt động của hệ miễn dịch, giảm khả năng đề kháng bệnh của cá. Thực tế cho thấy tỉ lệ chết của cá bị bệnh biến động từ 30 – 90 % lệ thuộc vào sự biến động của nhiệt độ nước.

Trong điều kiện nhiệt độ trên 22 độ C, các triệu chứng bệnh chậm hoặc ngừng phát triển dù cá đã bị bệnh. Bên cạnh đó, khoảng nhiệt độ này cũng thích hợp cho các hoạt động chức năng liên quan đến khả năng miễn dịch của cá. Vì thế, theo một số nhà khoa học: nuôi cá trong môi trường nhiệt độ ổn định > 22 độ C là một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng bệnh.

- Cá nhạy cảm với bệnh (dể nhiễm bệnh)  khi bị stress bởi: mật độ cao, chất lượng nước kém, dinh dưỡng kém.

- Khử trùng tất cả bể, hồ, ao nuôi và các trang thiết bị. Virut này khi tồn tại trong bùn, nước vẫn có thể gây bệnh trong 42 ngày.

- Virut này có thể bị bất hoạt với Formalin, ozone, Chlorine (500 ppm/10phút), nhiệt độ trên 60 độ C/15 phút hoặc pH < 4 hay pH >10.

- Thời gian ủ bệnh của virut: 7 - 15 ngày (trong điều kiện thí nghiệm)

7.Một số nghiên cứu xa hơn về bệnh

- Cũng như nhiều bệnh do virut khác trên cá, bệnh virut mùa xuân trên cá chép không có thuốc điều trị

- Đã có vaccine cho bệnh này, tuy nhiên hiệu quả còn thấp trong khi giá thành quá cao.

- Chưa có phương pháp chẩn đoán nhanh cho bệnh này.

- Chưa có báo cáo nào hay dấu hiệu cho thấy bệnh có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vì lợi ích chung phát triển thủy sản bền vững, và vì môi trường sinh thái của cộng đồng, nên thông báo đến cơ quan chức năng càng sớm càng tốt khi phát hiện dấu hiệu bệnh của cá. Không tháo nước nuôi cá đang bị bệnh hay loại bỏ cá bệnh vào sông, rạch, kênh sẽ gây bùng phát dịch bệnh cho cá ngoài tự nhiên.

Tags: benh virut mua xuan tren ca, ky thuat nuoi ca, nuoi ca, nuoi trong thuy san


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi tôm theo công nghệ Semifloc Nuôi tôm theo công nghệ… Kinh nghiệm nuôi lươn trong bồn nylon Kinh nghiệm nuôi lươn trong…