Tin thủy sản Bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép

Tác giả Kim Văn Vạn, Nguyễn Văn Tuyến, Trương Đình Hoài, ngày đăng 28/10/2019

Bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép

Bệnh u nang bã đậu ở ruột cá chép do bào tử sợi gây ra, làm cho cá chậm lớn, tiêu tốn thức ăn, giảm giá thương phẩm và gây chết. Kết quả nghiên cứu của Học viện Nông nghiệp Việt Nam năm 2017 cho thấy, ở Hải Dương, tỷ lệ ao nuôi cá chép bị bệnh u nang do bào tử sợi chiếm 30 - 40%; các ao nuôi không khử trùng có nguy cơ bị bệnh gấp 4 lần.

Cá chép là loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến, chất lượng thịt thơm ngon, bổ dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng. Cá có khả năng chịu lạnh tốt và có thể nuôi được trong nhiều thủy vực như ruộng, ao, sông, hồ chứa và trong nhiều hệ thống nuôi như quảng canh, bán thâm canh hay thâm canh. Trước đây, cá chép thương phẩm chủ yếu được nuôi ghép với tỷ lệ thả thấp (dưới 10% tổng số cá thả) nên dịch bệnh ít xuất hiện.

Hiện nay, cá chép đã trở thành đối tượng nuôi chính với tỷ lệ ghép cao, dịch bệnh liên tục xảy ra gây nhiều thiệt hại cho người nuôi. Bệnh kênh mang do ấu trùng sán lá ruột Centrocestus formosanus gây ra, bệnh KHV do virus Herpesvirus gây ra và gần đây nhất là bệnh u nang bã đậu trong ruột cá chép. 

Dấu hiệu bệnh

Cá có biểu hiện chậm lớn, bơi lờ đờ, đen thân, bụng chướng to, ruột sưng, tích nước, trong ruột chứa nhiều bào nang (khoảng 92 bào nang) màu trắng bã đậu có kích thước 2,6x2 cm (tối đa 5,3x3,7 cm). Bào tử sợi được nhận dạng thuộc loài Thelohanellus kitauei. 

Bào tử sợi thường ký sinh trên vây, da, mang và ở nội tạng của cá chép. Gây hại nhiều cho cá chép nuôi khi chúng gây nhiễm trên mang làm cho cá khó hô hấp, gây tắc ruột không hấp thu được thức ăn. Bệnh xảy ra nhiều nhất tại các ao nuôi ghép cá chép với tỷ lệ ghép cao (28%), nhưng không thấy xuất hiện ở đối tượng nuôi khác. Tuy nhiên, ở Bangladesh bệnh bào tử sợi còn xuất hiện cả trên cá trôi. 

Triệu chứng và bệnh tích 

Cá bị bệnh có các triệu chứng như: đen thân, bụng chướng to, nổi vật vờ, dạt vào bờ, quẫy mạnh và nhảy lên khỏi mặt nước. Một số cá bệnh bong vảy bụng, lỗ hậu môn giãn rộng, khi chết cơ thể dựng như đang bơi.

Khi mổ khám cá chép bị bệnh đều thấy có hiện tượng tích nước ở các nội quan, ruột chứa nhiều khối u bã đậu làm cho thành ruột mỏng, tích dịch dạng thạch lỏng trong ruột, nội tạng khác bị sưng hoặc hoại tử.

Bào nang chỉ xuất hiện ở ruột cá chép mà không thấy xuất hiện ở cơ quan nội tạng khác. Cá chép bị bệnh có triệu chứng và bệnh tích điển hình là số lượng bào nang trung bình 17 bào nang/cá, kích cỡ bào nang 2,6x2 cm. Tối đa có cá chứa đến 92 bào nang và bào nang lớn nhất đo được 3,7x5,3 cm. Bào nang trong đường ruột cá chép có kích thước lớn hơn bào nang của các loài bào tử sợi ký sinh ở mang cá chép. 

Nguyên nhân và cách phòng bệnh

 Bệnh u nang đường ruột thường xảy ra ở các ao không được vệ sinh khử trùng trước khi thả giống, ao nhiều bùn và chất thải chăn nuôi… Khử trùng nước khi nuôi cũng không thể loại bỏ hết nguy cơ dẫn đến ao nuôi có bệnh bào tử sợi. Do vậy để hạn chế dịch bệnh các ao nuôi cần được tát cạn, hút bớt bùn, phơi nắng, bón vôi bột khử trùng. Hiện nay, Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang thử nghiệm một số thuốc điều trị bệnh u nang có hiệu quả, sẽ sớm công bố, hướng dẫn cho người nuôi sử dụng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Trồng cây thủy sinh trong hồ kiếng Trồng cây thủy sinh trong… Nuôi tôm siêu thâm canh bể tròn nổi 'có một không hai' ở xứ Nghệ Nuôi tôm siêu thâm canh…