Thanh long Bệnh thán thư hại thanh long
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh thán thư hại thanh long

Ngày đăng 04/11/2015

Bệnh thán thư hại thanh long

Tác nhân gây hại:

Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra.

Triệu chứng bệnh:

Trên cành: thân cành thối mềm có màu vàng sáng sau đó chuyền sang nâu, vết thối từ phần ngọn vào trong (Hình 1).

Trên hoa: Bệnh tấn công cả phần nụ hoa, làm cho nụ hoa bị biến màu nâu, sau đó rụng rất nhanh (Hình 2).

Trên trái: ở giai đoạn trái sắp thu hoạch hoặc đã thu hoạch và tồn trữ, bệnh xuất hiện với những đốm nhỏ ban đầu màu vàng, sau đó lớn dần và chuyển sang màu nâu đen, vết bệnh lớn dần và có hình vòng tròn đồng tâm (Hình 3).

Hình 1: Triệu chứng trên cành

Hình 2: Triệu chứng trên nụ hoa

Hình 3: Triệu chứng trên trái chín

Đặc điểm phát sinh và phát triển của bệnh:

Bệnh thán thư phát triển mạnh ở điều kiện ẩm ướt và nhiệt độ không khí cao, gây hại nặng ở giai đoạn ra hoa, quả sắp thu hoạch và sau thu hoạch.

Nguồn bệnh và sự lây lan:

- Nấm bệnh thư­ờng tồn tại trong xác bã thực vật có trên vườn hoặc trên cành, trái nhiễm bệnh, trên cây trồng khác như xoài, ớt,v.v.

- Bệnh có thể lây lan qua gió, nước,...

Biện pháp quản lý:

- Đối với những vườn trồng mới, nên thiết kế vườn, đắp mô cao đảm bảo tránh bị ngập úng trong mùa mưa.

- Sau thu hoạch nên tỉa cành (cành sâu bệnh, cành vô hiệu,…) và tiêu huỷ triệt để nguồn bệnh nhằm tạo thông thoáng và hạn chế mầm bệnh lây lan cho vườn cây.

Nên phun thuốc trừ nấm gốc đồng sau khi cắt tỉa để sát trùng vết thương và làm giảm áp lực mầm bệnh. 

- Tăng cường bón vôi cho cây thanh long 1-2 lần/năm (vào đầu và cuối mùa mưa).

- Bón phân cân đối và hợp lý.

Nên bón nhiều phân hữu cơ hoai mục và nấm đối kháng Trichoderma nhằm giúp cây sinh trưởng mạnh, chống chịu tốt với bệnh.

- Có thể phun thuốc kích kháng như Salicylic acid (Bion, Exin,…) 15 ngày tr­ước khi thu hoạch.

- Sử dụng thuốc trừ nấm gốc đồng để phun ngừa và phun luân phiên thuốc gốc Propineb (Antracol,….), Difenoconazole/+ propiconazole (Score, Tilt super,…),  Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top,…), Diniconazole (Sumi eight,…) định kỳ 7-10 ngày/lần tùy theo áp lực bệnh.

Phòng trừ trên diện rộng: Đây là loại nấm đa ký chủ và gây hại quan trọng, khó quản lý, để phòng trị hiệu quả nên thực hiện phòng trị đồng loạt trên diện rộng, đồng loạt thì sẽ mang lại hiệu quả cao.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sâu bệnh gây hại Thanh Long - biện pháp phòng trừ Sâu bệnh gây hại Thanh… Nguyên nhân và cách phòng bệnh thối rễ, khô cành trên cây thanh long Nguyên nhân và cách phòng…