Tôm thẻ chân trắng Bệnh đốm đen trên tôm thẻ
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ

Ngày đăng 22/09/2015

Bệnh đốm đen trên tôm thẻ

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH

1. Nguyên nhân gây bệnh

Do các giống vi khuẩn có trong nguồn nước ao nuôi như Vibrio, Pseudomonas, Aeromonas gây nên. Những loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra chất men ăn mòn lớp vỏ chitin của tôm nuôi.

2. Điều kiện xuất hiện bệnh

- Bệnh đốm đen thường phát sinh trong các ao nuôi bị ô nhiễm, hàm lượng khí độc NH3, H2S, NO2 cao, độ kiềm dưới 100ppm kéo dài, nhiệt độ nước trên 29oC trong thời gian dài, hàm lượng oxy không đạt ngưỡng tối ưu 6ppm trong suốt thời gian nuôi, thả nuôi với mật độ dày.

- Bệnh có thể xuất hiện quanh năm, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi bất thường diễn ra kéo dài trong 5 – 10 ngày tỷ lệ tôm bệnh thường tăng cao.

3. Phân bố lan truyền

- Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi có độ mặn từ 5 - 25‰.

- Tùy theo điều kiện môi trường ao nuôi và sức khỏe của tôm mà tốc độ lây lan trong đàn tôm nhanh hay chậm.

- Bệnh thường xảy ra trên tôm thẻ từ 20 ngày tuổi cho đến khi thu hoạch, tuy nhiên tập trung nhiều nhất ở giai đoạn 25 – 45 ngày tuổi.

4. Dấu hiệu bệnh lý

- Tôm nhiễm bệnh nhẹ vẫn ăn bình thường, ruột vẫn đầy thức ăn, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy gan yếu, nhợt nhạt nhưng có hiện tượng mòn đuôi, cụt râu, đuôi có thể bị phồng nhẹ, râu và đuôi tôm chuyển sang màu đỏ. Xuất hiện các đốm đen nhỏ, ẩn dưới vỏ hoặc các đốm đen xuất hiện thành cụm ở giáp đầu ngực, phụ bộ, ở thân tôm hoặc ở vùng mang. Sau khi lột xác xong tôm sẽ trở lại trạng thái khỏe mạnh.

- Tôm mắc bệnh nặng thường lờ đờ, tấp bờ, bỏ ăn, tăng trưởng chậm, khó lột xác, bị dính vào vỏ cũ hoặc mất phụ bộ khi lột xác. Tôm có thể xuất hiện dấu hiệu rắng lưng, đục thân, ruột rỗng, gan tụy nhợt nhạt, bề mặt thân tôm bị đốm đen có thể có mùi hôi. Vỏ tôm bị ăn mòn và có thể bị lở loét ở phần dưới vỏ, những vết lở loét này là nơi thuận lợi để các mầm bệnh khác như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật,…tấn công vào cơ thể như làm cho bệnh càng nặng thêm.

5. Tác hại của bệnh

- Trong trường hợp tôm bị bệnh nặng nếu không kịp thời xử lý thì trong vòng 15 – 30 ngày tỷ lệ chết có thể lên đến 95%.

- Trong trường hợp phát hiện bệnh trễ thì phải tiến hành thu hoạch vì việc chữa trị không có hiệu quả.

- Bệnh đốm đen sẽ làm giảm giá trị thương phẩm của tôm khi thu hoạch.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

1. Phòng bệnh

- Làm tốt công tác cải tạo ao, sát trùng nước loại bỏ mầm bệnh trong ao đúng quy trình kỹ thuật.

- Có ao chứa lắng để chủ động cung cấp nước đã xử lý cho ao nuôi khi cần thiết.

- Kiểm tra tôm giống kỹ, đảm bảo nguồn giống không nhiễm các bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn,…

- Thả giống với mật độ vừa phải.

- Luôn duy trì mực nước tối thiểu trong ao nuôi > 1,2m.

*Tạo điều kiện thuận lợi giúp tôm lột xác đúng chu kỳ:

- Định kỳ bổ sung CALCIPHORUS, C Mix 25%, MUNOMAN, HERTO vào thức ăn để tăng cường sức khỏe cho tôm.

- Cung cấpđầy đủ oxy, khi cần thiết có thể dùng OXY BETTER giúp tôm dễ dàng lột xác hơn.

- Quản lý cho ăn chặc chẽ, không cho ăn thừa.

- Định kỳ sát trùng nước bằng WUNMID để loại bỏ mầm bệnh trong ao.

- Quản lý chất lượng nước nuôi chặt chẽ, định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học BACPOWER để phân hủy chất hữu cơ, giảm khí độc trong ao cải thiện chất lượng nước.

- Thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm để có biện pháp xử lý kịp thời.

2. Trị bệnh

- Sát trùng nước bằng WUNMID hoặc SANOBEN liều lượng:

+ Đối với tôm dưới 1 tháng tuổi: 500g/1.500m3 nước - 500g/1.000m3 nước.

+ Đối với tôm trên 1 tháng tuổi: 500g/1.000m3 nước.

Xử lý lúc 9 – 10 giờ sáng.

- Sau khi sát trùng nước 24 giờ sử dụng AQUA BIO BZT 227g/6.000 m3 nướchoặc BACPOWER 500g/6.000 m3 nướcđể bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi.

- Giảm cho ăn 10 – 20%.

- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng vào thức ăn cho tôm bằng C MIX 25% 8g/kg thức ăn, CALCIPHORUS 5ml/kg thức ăn, MUNOMAN 6g/kg thức ăn cho tôm ăn iên tục đến khi hết bệnh.

Tags: nuoi tom, con tom, thuy san, nuoi trong thuy san, ky thuat nuoi tom, benh tren tom the chan trang


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Giải pháp kiểm soát tảo lam trong ao tôm Giải pháp kiểm soát tảo… Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng Nhu cầu khoáng của tôm…