Nuôi lợn (Heo) Bệnh Cầu Trùng Heo Con Và Cách Phòng Trị
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bệnh Cầu Trùng Heo Con Và Cách Phòng Trị

Ngày đăng 08/07/2013

Bệnh Cầu Trùng Heo Con Và Cách Phòng Trị

Bệnh cầu trùng heo do ký sinh trùng Isospora suis, thuộc nhóm protozoa nội bào gây ra, bệnh xảy ra cho heo mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở heo con theo mẹ, tập trung ở heo dưới 2 tuần tuổi. Bệnh khá phổ biến ở những nơi nuôi heo với mật độ cao, điều kiện vệ sinh kém.

Vòng đời và sự lây lan

Cầu trùng Isospra suis ký sinh trong cơ thể heo và phát triển ở niêm mạc ruột non tạo thành những kén hợp tử nhỏ. Các kén hợp tử này theo phân thải ra môi trường ngoài. Gặp điều kiện thích hợp, trong vòng 1 đến 3 ngày kén hợp tử phát triển thành kén dạng "hoạt động" bên trong chứa 2 nang bào tử với 4 bào tử trùng.

Khi heo ăn phải kén họp tử “hoạt động", các bào tử trùng được phóng thích và đi đến các tế bào ruột non sinh sản phá huỷ tế bảo ruột non làm cho heo bị tiêu chảy và cũng tại đây các giao tử của cầu trùng được thành lập. Các giao tử đực kết hợp giao tử cái tạo thành kén hợp tử, kén hợp tử được phóng thích ra khỏi tế bào ruột theo phân ra ngoài và tiếp tục lây truyền cho những heo khác, thực hiện một chu kỳ sinh sản mới.

Triệu chứng bệnh

Đầu tiên heo tiêu chảy phân sệt, sau đó trở nên lỏng (có thể lẫn bọt). Tiêu chảy kéo dài 5-6 ngày, phân có màu trắng đến vàng, có mỡ hoặc mịn, nhưng cũng có khi có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Heo nhiễm bệnh nặng, xù lông, gầy ốm. Tỉ lệ chết do bệnh cầu trùng thấp (khoảng 20% heo mắc bệnh) nhưng làm tăng trưởng kém cho heo con cả giai đoạn trước và sau cai sữa. Tỉ lệ chết gia tăng khi kết hợp đồng thời với bệnh do E.coli. Heo con nhiễm bệnh trong giai đoạn sơ sinh được miễn dịch suốt đời đối với bệnh. Tuy nhiên, sự bảo hộ này xuất hiện chậm, không kịp thời để đảm bảo cho heo con chống lại chứng tiêu chảy lâm sàng.

Phòng bệnh.

Để kiểm soát bệnh hiệu quả phải áp dụng nhiều biện pháp đồng bộ như

- Dọn sạch phân, cọ rửa sạch sẽ chuồng trại hàng ngày.

- Không cho heo con tiếp xúc với phân và các chết độn chuồng, để tránh nguy cơ tiếp xúc mầm bệnh.

- Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng Vimekon 1/200 (100gVimekon +20 lít nước) hay Vime-Protex 1/200 (lít Vime-Protex + 200 lít nước), định kỳ 10-15 ngày/lần để triệt mầm bệnh.

- Cho heo con 3-5 ngày tuổi uống Vicox-Toltra 0,5ml/con giúp heo con an toàn đối với bệnh cầu trùng trong suốt giai đoạn nuôi.

Điều trị: Cho toàn đàn heo trong ổ bệnh (có triệu chứng tiêu chảy hoặc không) uống Vicox- toltra 1 lần duy nhất theo liều sau:

- Heo con 3-5 ngày tuổi : 0,5ml/con

- Heo trên 5 ngày tuổi : 1ml/2,5kg thể trọng

Trường hợp heo tiêu chảy nặng, phân lãn máu cần kết hợp thêm các thuốc trợ lực khác để heo nhanh chóng hồi phục như:

- Vitamin K, Vitamin B.complex

- Cung cáp đủ nước và các chất điện giải Vime C-Electrolyte

- Men tiêu hoá Vime-6-way hay Vime-subtyt.

Sát trùng chuồng trại hàng ngày bằng Vimekon 1/200, liên tục trong 7 ngày để diệt kén hợp tử ở môi trường ngoài


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Cách Phòng Bệnh Sưng Phù Đầu Lợn Cách Phòng Bệnh Sưng Phù… Cách Điều Trị Bệnh Tiêu Chảy Cấp Ở Lợn Con Cách Điều Trị Bệnh Tiêu…