Mô hình kinh tế Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời

Ngày đăng 24/08/2015

Bến Tre xác định đúng loại sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời

Do vậy, để ca cao phát triển khỏe mạnh, ổn định và bền vững thì cần có nghiên cứu sâu hơn các loài sâu bệnh để có giải pháp phòng trị kịp thời. Theo các chuyên gia Trường Đại học Cần Thơ, đề tài được tiến hành triển khai trên khắp địa bàn Bến Tre có trồng ca cao. Nội dung điều tra nghiên cứu tập trung vào các đối tượng cán bộ khoa học kỹ thuật và các hộ nông dân, đã khảo sát với 35 cán bộ làm công tác khuyến nông và 210 hộ dân trồng ca cao tại các huyện, thành phố.

Một số loại côn trùng gây hại

Qua kết quả điều tra, hiện có khoảng 7 loại côn trùng và 1 động vật gây hại trên ca cao đã được ghi nhận qua nhiều nông dân Bến Tre. Trong đó, bọ xít muỗi được xác định là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất. Tỷ lệ gây hại từ 40 - 70% với mức độ thiệt hại 34,7% tại Châu Thành, 16,7% tại Mỏ Cày Nam. Bọ xít muỗi chủ yếu gây hại trên trái ca cao, cành, thân, chồi non.

Rệp sáp là loại côn trùng nông dân thường thấy trên bưởi da xanh, sa-bô-chê, xoài nhưng mức độ gây hại chỉ khoảng 8 - 15%. Nhiều loại côn trùng khác gây hại như sâu đục thân, bọ cánh cứng, sâu đục trái, rầy nhưng mức độ không cao.

Riêng trên ca cao cũng thường xuất hiện một số bệnh như thối trái với mức độ thiệt hại từ 6,4 - 17%. Nhiều nông dân cho hay, bệnh loét thân, xì mủ thân cây cũng đã xuất hiện phổ biến trên ca cao. Bệnh cháy lá xuất hiện với tỷ lệ gây hại đến 12,5% tại TP. Bến Tre, 11% tại Mỏ Cày Bắc. Theo nhiều ý kiến của nông dân, các bệnh gây hại trên ca cao chủ yếu đều do nấm Phytophthora spp gây ra.

Mức độ gây hại và các biện pháp phòng trị

Theo điều tra ở nhiều hộ nông dân trồng ca cao, mức độ mẫn cảm với sâu bệnh của các giống ca cao đang trồng phổ biến tại Bến Tre chủ yếu tập trung ở các giống TD 10, TD 9, TD 8, TD 10 có nhiều mẫn cảm với bọ xít muỗi. Các giống còn lại như TD 3, TD 5, TD 6, TD 7, TD 11 ít mẫn cảm. Mặc dù tỷ lệ gây hại của bọ xít muỗi là khá cao nhưng tỷ lệ số hộ không áp dụng các biện pháp phòng trị cũng không nhỏ, biến động từ 38% tại Giồng Trôm đến 66,7% tại Mỏ Cày Nam.

Hiện nay, nông dân chỉ áp dụng biện pháp nuôi kiến vàng để phòng trừ bọ xít muỗi, chiếm khoảng 13 - 55%, một số ít dùng thuốc hóa học. Các chuyên gia khuyến khích nhà vườn nên nuôi kiến đen sống cộng sinh rất chặt chẽ với rệp sáp, ăn thức ăn từ rệp sáp và được rệp sáp bảo vệ nhưng có điều rất lý thú là khi có kiến đen thì mật độ rệp sáp không cao và rệp sáp không thể trở thành dịch hại. Khi dùng thuốc hóa học ít có thể làm giảm chi phí và giá thành. Một lý do khác là hiện có nhiều dự án trồng ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và ca cao hữu cơ nên nông dân có xu hướng giảm sử dụng hóa chất trên ca cao.

Đối với bệnh thối trái, tỷ lệ hộ nông dân không áp dụng biện pháp phòng trị còn nhiều hơn với bọ xít muỗi, biến động từ 58 - 100%. Để phòng trị bệnh này, nhà vườn áp dụng biện pháp hóa học, một số hộ áp dụng biện pháp cắt bỏ trái và chỉ có huyện Mỏ Cày Nam áp dụng biện pháp tỉa cành để phòng ngừa. Trong khi đó, nếu như ca cao không được tỉa cành, tạo tán thích hợp, gia tăng độ ẩm cho cây sẽ là điều kiện tốt cho nấm Phytophthora spp phát triển gây hại trái ca cao nên biện pháp tỉa cành là một kỹ thuật quan trọng để quản lý tổng hợp dịch bệnh hại ca cao.

Theo TS. Trần Văn Hâu, Trường Đại học Cần Thơ, tỷ lệ hộ nông dân không áp dụng các biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi và bệnh thối trái có thể do giá ca cao giảm trong nhiều năm qua đã làm cho nông dân không còn mặn mà với việc trồng và chăm sóc ca cao nữa vì không có lời. Hiện ở Bến Tre có nhiều hộ sản xuất ca cao theo tiêu chuẩn UTZ và tiêu chuẩn ca cao hữu cơ, cho nên để hạn chế sử dụng thuốc hóa học, nhà vườn áp dụng biện pháp nuôi kiến trừ bọ xít muỗi. Bọ xít muỗi và bệnh thối trái do nấm Phytophthora spp gây hại là hai đối tượng gây hại chủ yếu trên ca cao tại Bến Tre. Mức độ mẫn cảm với sâu bệnh khác nhau tùy theo từng loại giống.

Vì thế, cần tuyển chọn và phổ biến những giống tương đối kháng hay ít nhiễm sâu bệnh để giảm mức độ thiệt hại cho nông dân. Cần áp dụng một số các biện pháp canh tác như tỉa cành, tạo tán để hạn chế việc phát triển sâu bệnh thối trái, xử lý vỏ sau khi tách hột để hạn chế sâu bệnh gây hại.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Huyện Long Phú (Sóc Trăng) phát huy hiệu quả cánh đồng lúa lớn Huyện Long Phú (Sóc Trăng)… Năng suất lúa Hè Thu đạt 6,5 tấn/ha Năng suất lúa Hè Thu…