Trồng lúa Rầy Lưng Trắng
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Rầy Lưng Trắng

Ngày đăng 29/10/2013

Rầy Lưng Trắng

Tên khoa học: Sogatella furcifera Horvath)Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera
Đặc điểm hình thái:

- Trứng rầy lưng trắng có dạng ”quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Trứng được đẻ thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2-7 quả. Trứng mới đẻ trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có hai điểm mắt đỏ.


- Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng.

- Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài.


Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

Vòng đời của sâu gai từ 24-28 ngày.
+ Giai đoạn rầy non: 12-17 ngày.+ Thời kỳ tiền đẻ trứng: 3-8 ngày.
Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày, rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh. Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy lưng trắng xâm nhập vào ruộng lúa khi gieo được khoảng 30 ngày và thường ít lứa trong một vụ hơn so với rầy nâu. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa.

Rầy lưng trắng gây hại cùng với rầy nâu, nhưng trong cùng một lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng.


Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa rầy, quan trọng nhất là lứa rầy vào tháng 4 (vụ xuân) và cuối tháng 8 đầu tháng 9 (vụ mùa). Vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ mùa. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; nếu thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp là điều kiện cho rầy lưng trắng phát sinh, phát triển. Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi trên khắp các vùng trồng lúa của Việt Nam và trên thế giới, nó có khả năng du nhập và di truyển rất cao.

Phòng trừ:
● Sử dụng các giống lúa kháng rầy.● Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK. Có thể thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy.
● Khi mật độ rầy cám 18-20 con/khóm cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt côn trùng nội hấp rất hữu hiệu. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, Actara 25WG.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Rầy Nâu Hại Lúa Rầy Nâu Hại Lúa Quy Luật 2 Xanh - 2 Vàng Của Ruộng Lúa Năng Suất Cao Quy Luật 2 Xanh -…