Mô hình kinh tế Mô hình nuôi tôm ghép cá rô phi hiệu quả ở xã Tân Chánh
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Mô hình nuôi tôm ghép cá rô phi hiệu quả ở xã Tân Chánh

Ngày đăng 27/09/2015

Mô hình nuôi tôm ghép cá rô phi hiệu quả ở xã Tân Chánh

Trong quá trình theo dõi tình hình nuôi tôm ở địa phương, anh nhận thấy hiệu quả nuôi tôm của bà con còn nhiều bấp bênh.

Như năm 2014 vừa qua, diện tích nuôi tôm trong xã có khoảng 650 ha, trong đó diện tích tôm bệnh lên đến 285 ha, chiếm 43,84%.

Trong đó, đa phần tôm bị bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp và hội chứng tôm chết sớm. Từ đó, anh suy nghĩ rất nhiều cho việc tìm kiếm cải thiện cách nuôi như thế nào để giảm thiệt hại cho bà con.

Qua nghiên cứu tài liệu và dự các lớp tập huấn, dạy nghề, thăm quan… anh đã quyết định thử nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng ghép với cá rô phi dựa trên cơ sở cá rô phi có thể giúp làm sạch môi trường để tôm phát triển tốt và bước đầu anh đã thành công.

Anh Sánh cho biết năm 2014 anh thả 170.000 tôm thẻ ghép 100kg cá rô phi trong 2 vèo đặt trong ao, thu được 2.000kg tôm và 300kg cá, ước tính lời được gần 100 triệu đồng, đến vụ 1 năm 2015 anh thả 210.000 tôm thẻ ghép 100kg cá rô phi, thu được 2.400kg tôm, 300kg cá, do giá tôm vụ này thấp nhưng nhờ sản lượng cao nên mức lời cũng duy trì ở mức 100 triệu đồng.

Từ kết quả tích cực như trên nên vụ 2 năm nay, anh tiếp tục thực hiện mô hình nuôi ghép này. Theo anh để có thể nuôi ghép tôm và cá rô phi thành công thì cần lưu ý các điểm sau:

Thứ nhất là phải chuẩn bị ao nuôi thật kỹ lưỡng, cụ thể ao nuôi cần được thiết kế đúng theo yêu cầu nuôi thâm canh.

Sau khi tháo cạn nước, sên bùn và bón vôi CaO với liều lượng khoảng 1 tấn/ha thì cho phơi đáy ao 4 - 5 ngày rồi cấp nước vào ao nuôi qua túi lọc 2 lớp vải. Sau đó 2 ngày có thể thả cá rô phi (loại 10 con/kg) vào ao trong vòng 15 ngày rồi lưới bắt bớt cá chuyển qua ao lắng, kế đến dùng dây thuốc cá 10 kg/1.000m3 để diệt hết cá tạp.

Sau 4 ngày tiến hành diệt khuẩn bằng Iodine 1 lít/3000m3, sau 3 ngày cấy men vi sinh để duy trì màu nước, kiểm tra các yếu tố môi trường và cho thả giống tôm.

Thứ hai là cần đặt vèo để thả cá ở nơi bùn tập trung nhiều, anh thường đặt 2 vèo, mỗi vèo 30m2 và nên chọn loại vèo làm bằng cước Thái dày có kích thước mắc lưới 5mm.

Thứ ba là ao lắng sau khi sên vét, cấp nước vào ở mức 1m, ngoài số cá rô phi đưa từ ao nuôi qua, nên thả thêm khoảng 30kg cá rô phi để làm nước sạch thêm trước khi đưa vào ao nuôi.

Thứ tư là nên chọn mua tôm giống ở những trại thuần dưỡng tôm giống có uy tín.

Thứ năm là trước khi thả tôm, cho vận hành quạt oxy khoảng 2 giờ, sau đó tạt khoảng 5kg vitamin C rồi chạy quạt thêm 30 phút. Bao chứa tôm giống cần đặt tại ao khoảng 15 phút, sau đó mở túi thả tôm ra ngoài. Nên thả tôm vào lúc 6 giờ sáng, vụ 1 từ tháng 02 - 06 nên thả mật độ 60 con/m2, vụ 2 từ tháng 06 - 10 nên thả 30 con/m2.

Sau 15 ngày thả tôm, có thể thả cá rô phi vào vèo, mỗi vèo 50kg cá, kích cỡ cá 200 con/kg.

Thứ sáu là cần quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi, nên đo định kỳ độ pH và độ kiềm mỗi 3 ngày/lần và điều chỉnh pH trong khoảng 7,5 – 8,2 độ kiềm 80 - 120 mg/lít. Độ trong của nước cần giữ ổn định ở mức 30 - 40cm, khi độ trong nước giảm còn khoảng 20cm cần bón vôi CaO với liều lượng 5 kg/1000m3 tạt xuống ao vào lúc 3 - 4 giờ sáng.

Nên định kỳ 7 – 10 ngày/lần bổ sung chất diệt khuẩn và men vi sinh, khoáng tạt xuống ao nhằm giúp ổn định pH, độ kiềm, giúp đáy ao luôn sạch và tôm dễ lột xác.

Trong tháng đầu chỉ cần cấp thêm 10% nước từ ao lắng, sang tháng thứ 2, 3 tăng lượng nước cấp lên khoảng 10 - 20% tùy theo lượng nước thực tế trong ao nuôi.

Thứ bảy là cách cho ăn cần phù hợp. Nên sử dụng thức ăn công nghiệp, mỗi ngày cho ăn 4 lần vào lúc 6 giờ, 10 giờ, 16 giờ, và 20 giờ. Tháng thứ 2 trở đi kiểm tra thức ăn bằng sàng ăn để xác định lượng thức ăn cần tăng hoặc giảm cho lần ăn tiếp theo. Nên bổ sung thêm vitamin tổng hợp, men tiêu hóa, thuốc bổ gan vào thức ăn.

Thứ tám là cần kiểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm bằng cách dùng chài định kỳ 2 lần/tháng, cân trọng lượng và đo chiều dài của tôm, xác định lượng tôm trong ao.

Theo anh, nếu thực hiện chặt chẽ và đồng bộ các biện pháp nêu trên thì sẽ đảm bảo hiệu quả nuôi tôm thành công, không chỉ trong mỗi vụ nuôi mà còn có tác động lâu dài cho các vụ nuôi tiếp theo.


Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT-80 đang rất được ưa chuộng hiện nay trên thị trường, lưu lượng khí lớn, hoạt động mạnh mẽ.
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Nuôi hàu trong lồng bè Nuôi hàu trong lồng bè Năng suất cá nuôi thâm canh tăng 3 tấn/ha Năng suất cá nuôi thâm…