Lưu ý nuôi Artemia trong bể xi măng
Hỏi: Biện pháp xử lý nước khi nuôi Artemia trong bể xi măng? (Nguyễn Chí Cường, xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận)
Trả lời:
Chuẩn bị các bể xi măng có thể tích 5 - 7 m3, lắp sục khí và thắp đèn đầy đủ (nếu tối). Bể được cọ rửa và xử lý bằng formol trước khi đưa vào sử dụng. Nước nuôi Artemia được lấy trực tiếp vào bể nuôi sinh khối qua túi lọc 5 µm có nồng độ muối 28 - 30‰. Sau đó, xử lý nước bằng Chlorine với nồng độ 30 ppm. Khuấy cho hóa chất tan trong nước rồi tạt vào bể và để yên trong 1 giờ. Tiếp đến, tiến hành sục khí liên tục trong 2 ngày để lượng hóa chất tồn dư bị loại ra khỏi nguồn nước xử lý. Trước khi sử dụng phải kiểm tra lượng Chlorine tồn dư trong nước bằng thuốc thử Chlorine; nếu không thấy màu vàng xuất hiện thì có thể sử dụng; nếu thấy nước có màu vàng (vẫn còn Chlorine) thì cần trung hòa bằng Natri Thiosunphat (Na2S2O3). Sau khi trung hòa, kiểm tra lại lần nữa mức độ tồn dư của Chlorine, nếu vẫn còn thì tiến hành trung hòa tiếp cho đến khi lượng Chlorine tồn dư biến mất thì nước có thể sử dụng được.
Hỏi: Phương pháp thu hoạch Artemia trong bể xi măng? (Nguyễn Văn Tài, xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang)
Trả lời:
Thông thường, tốc độ tăng trưởng của Artemia là 0,5 mm/ngày, sau 1 tuần thì nhanh gấp đôi và tỷ lệ sống đến giai đoạn thu hoạch là 60 - 70%. Trước khi thu hoạch, tiến hành tắt sục khí để Artemia trưởng thành nổi lên trên, sau đó dùng lưới có kích thước mắt lưới 1 mm vớt Artemia sinh khối nhẹ nhàng. Thường Artemia sau 15 - 18 ngày là có thể thu tỉa, vì trong bể lúc này có Nauplius Artemia; nếu không tiến hành thu sẽ dẫn tới hiện tượng hao hụt số lượng do cạnh tranh về môi trường sống và thức ăn, đồng thời giảm hiện tượng Artemia bị túm thành từng túm buộc lại với nhau trong bể nuôi. Thu tỉa lâu nhất đến hết ngày thứ 40 phải hoàn thiện. Thu hoạch lúc trời mát, khoảng 5 - 6 giờ sáng là thuận lợi nhất. Sau khi thu Artemia sinh khối đem rửa sạch và sử dụng. Năng suất sinh khối có thể đạt 3,3 - 3,5 kg/10 m2. Lượng Artemia sinh khối càng nhiều càng có hiệu quả cao trong việc sử dụng nhằm hạn chế ấu trùng thủy sản ăn nhau khi đến giai đoạn lớn.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ