Cư Jut, Đăk Nông mót nước cứu cây, nguy cơ thiếu đói do hạn
“Mót” nước cứu cây
Thời điểm hiện tại, hạn hán ở Tâm Thắng có thể nói đã ở mức khốc liệt khi mà hàng trăm hộ dân phải ngày đêm canh cố gắng mót những giọt nước hiếm hoi để cứu cà phê. Ông Y Ba Kpơr, buôn Bua than vãn: “Đã một tháng qua, người dân trong buôn phải ra túc trực tại hồ buôn Bua vét bùn, tạo mương chờ nước mạch rỉ ra để bơm cứu vườn cây. Nhiều hộ thậm chí còn thuê cả máy múc xuống giữa lòng hồ để múc ao tìm nước, nhưng hiện nay đành phải chờ trời vì không còn nước nữa”.
Tại buôn Ea Pô hiện người dân đã phải khoan thêm hàng chục giếng để tìm nước tưới cà phê nhưng gần như những nỗ lực ấy cũng rơi vô vọng. “Không có tiền, tôi phải đi vay ngân hàng về khoan giếng. Thế nhưng dù đã khoan sâu đến 100m mà vẫn không có nước để tưới. Hiện tại vườn cà phê của tôi đang bắt đầu khô cành, một số cây bị chết. Nếu trong khoảng 1 tháng nữa mà trời không mưa thì vườn cây của tôi có nguy cơ sẽ bị chết sạch”- ông Y Minh H’Đơk- Trưởng buôn Ea Pô cho biết.
Theo quan sát của chung tôi, tình trạng cà phê héo úa, khô cành ở Tâm Thắng đã xuất hiện ở nhiều vườn cây và có nguy cơ lan rộng khi lượng nước tưới gần như đã cạn kiệt. “Năm trước, tôi đã bỏ ra hơn 20 triệu đồng khoan giếng. Năm nay, tôi lại phải tiếp tục vay tiền để khoan thêm một giếng nữa nhưng hiện giếng đã khoan xuống hơn 80m mà vẫn không thấy nước. Giờ gần 1,5ha cà phê đang héo úa hết mà chưa biết phải làm cách gì để cứu”- chị H’Thương (buôn Trum) buồn bã nói.
Hiện tại xã Tâm Thắng đang có đến 4 dàn khoan đang hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu khoan giếng của người dân. Anh Phạm Văn Khuyến, một chủ dàn khoan, cho biết: “Nếu năm ngoái, vào thời điểm này tôi chỉ khoan được vài giếng thì năm nay tôi đã phải từ chối bớt “đơn đặt hàng” vì không thể khoan kịp”.
Dân đứng trước nguy cơ đói nghèo
Thống kê sơ bộ, hiện tại đã có khoảng 240ha cà phê, hồ tiêu của hơn 400 hộ dân của xã Tâm Thắng bị thiệt hại do hạn hán, trong đó có đến 373 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Theo ông Vũ Xuân Quyết- Phó Chủ tịch UBND xã Tâm Thắng, đa phần các hộ bị thiệt hại thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, kinh tế gia đình gần như phụ thuộc hoàn toàn vào cây lúa nước và cây cà phê. Do đó nếu không “qua” được cơn “đại hạn” này thì số dân này thì nguy cơ đói nghèo, tái nghèo sẽ rất cao.
Thống kê sơ bộ, hiện tại đã có khoảng 240ha cà phê, hồ tiêu của hơn 400 hộ dân của xã Tâm Thắng bị thiệt hại do hạn hán, trong đó có đến 373 hộ là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Theo ngành chức năng, “đại hạn” ở Tâm Thắng đang xảy ra khốc liệt là do lượng mưa trong mùa mưa năm trước rất thấp, các hồ chứa lớn chỉ tích trữ được khoảng 50% dung tích, cùng với đó nắng nóng lại diễn ra gay gắt ngay từ đầu mùa mưa.
Mặc dù đã chủ động nhiều biện pháp để đối phó với hạn ngay từ đầu như cải tạo kênh mương, cắt giảm bớt diện tích cây nông nghiệp ngắn ngày để tiết kiệm nước song hiệu quả cũng không đáng kể.
Theo ông Hoàng Trung Thơ- Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đăk Nông, trước tình trạng này, đơn vị đã xây dựng phương án lắp đặt trạm bơm trung chuyển nước từ sông Sêrêpốk vào để chống hạn.
Tuy nhiên do dự án này có số vốn lớn, nằm trong danh mục phải đấu thầu nên cần phải có quy trình, trình thủ tục theo quy định nên chưa thể triển khai ngay được. “Trước mắt chúng tôi đã trình UBND tỉnh Đăk Nông phương án chống hạn cấp bách, là nạo vét sâu, mở rộng kênh mương dẫn nước từ sông Sêrêpốk vào gần khu vực sản xuất. Sau đó, hỗ trợ kinh phí để dân mua thêm ống dẫn, dầu để tự bơm tưới”- ông Thơ cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Phần mềm
Phối trộn thức ăn chăn nuôi
Pha dung dịch thủy canh
Định mức cho tôm ăn
Phối trộn phân bón NPK
Xác định tỷ lệ tôm sống
Chuyển đổi đơn vị phân bón
Xác định công suất sục khí
Chuyển đổi đơn vị tôm
Tính diện tích nhà kính
Tính thể tích ao hồ