Cam Chăm sóc cam sau thu hoạch để hạn chế rụng quả

Chăm sóc cam sau thu hoạch để hạn chế rụng quả

Author Kỹ sư Nguyễn Xuân Thự, publish date Saturday. June 6th, 2020

Chăm sóc cam sau thu hoạch để hạn chế rụng quả

Cây cam sau chu kỳ nuôi quả kéo dài từ 8 - 10 tháng cần một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để phục hồi sau khi thu hoạch quả.

Cây cam sau thu hoạch quả cần được bón phân cân đối, hợp lý, rẫy cỏ và cắt tỉa cành lá già cỗi.

Cây cam sau thu hoạch cần chế độ chăm sóc dinh dưỡng đặc biệt để hạn chế rụng quả ở mùa vụ tiếp theo. 

Đặc tính đặc biệt của cây cam

Thời vụ thu hoạch cam ở các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra đến miền Núi phía Bắc thường tập trung vào tháng 11 - 12, riêng cam sành ở tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang thu hoạch muộn hơn từ tháng 1 - 2.

Để có lượng dinh dưỡng nuôi số lượng quả lớn trên cây, các bộ phận của cây cam đều hoạt động, đặc biệt là bộ rễ tơ hấp thụ dinh dưỡng và nước từ đất đưa lên lá quang hợp, tổng hợp thành chất dự trữ ở quả đồng thời phát triển thân, cành, lá.

Khi quả cam chín đến kỳ thu hoạch cũng là lúc cây suy kiệt mà biểu hiện rõ nhất là dễ tơ và lá. Rễ tơ thường gọi là rễ cám ăn nông sát mặt đất mọc từ những rễ bên ăn lan ra quanh tán lá, các đầu lông mút của rễ dược ví như các "pit tông" bơm hút nước, dinh dưỡng từ đất dưới áp lực nhựa cây đưa lên lá quang hợp tạo thành chất dinh dưỡng. Số lượng quả trên cây càng nhiều thì cường độ hoạt động của rễ tơ càng lớn đồng nghĩa với sự già hóa càng cao.

Các nghiên cứu về nông học cho thấy, cam càng nhiều năm tuổi, năng suất quả càng cao rễ tơ càng nhanh cỗi và cần phải tạo lập rễ tơ mới, nếu để lưu lại rễ tơ cũ lượng quả năm sau thấp, cây hồi phục chậm, sinh trưởng yếu.

Vì vậy, biện pháp phá bỏ rễ tơ cũ ngay sau thu quả, lá cần phải làm, bộ lá cam sau thu hoạch giảm sút màu nhạt đi, số lượng diệp lục tố giảm nhanh, sức quang hợp thấp, cần phải được phục hồi bộ lá ngay bằng việc đốn, tỉa tạo hình, cắt bỏ cành khô, cành xiên vào tán, cành vượt, cành quá yếu, tạo thông thoáng cho cây.

Song song với đó làm sạch cỏ dại xung quanh gốc theo hình chiếu tán lá trở vào, cỏ bên ngoài chỉ cần cắt ngắn mục đích giữ ẩm cho đất, hạn chế xói mòn rửa trôi ở các vùng đồi dốc, quét vôi vào vết cắt và quét lên gốc cây ngăn ngừa nấm phytophthora, (gây bệnh xì gôm, chảy nhựa, rệp hại cây…)

Bón phân chăm sóc cây cam sau thu hoạch, chống rụng quả

Sau khi bà con nông dân thu quả chừng 10 - 20 ngày, sau khi đã đốn tỉa, tạo hình, tạo tán tiến hành bón phân ngay cho cam, phân bón đợt này gọi là bón phục hồi sức khỏe cho cây.

Vì cây còn yếu sau khi thu quả nên chú ý thành phần các chất dinh dưỡng phải cân đối, tránh bón nhiều đạm vì cây chưa hấp thụ ngay được khi rễ tơ non nhú ra bị sót, chậm phát triển, đạm tự do sẽ kích thích cây phát lộc sớm, giảm hoa.

Phân bón cũng cần được bổ xung đầy đủ vôi để khử chua đất cho vùng rễ phát triển, bổ sung chất hữu cơ hoai mục tạo độ xốp đưa không khí vào đất cho rễ tơ hô hấp thông thoáng, đồng thời cung cấp lân, magie, silic, các chất vi lượng, chỉ cần một lượng nhỏ kali và đạm.

Phân bón Văn Điển là một trong những sản phẩm từ nhiều năm nay được bà con trồng cam mến mộ bởi phát huy hiệu quả tối đa trong việc hồi phục cho cây cam sau thu hoạch.

Phân lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển có thành phần dinh dưỡng: chất lân dễ tiêu (P2O5) = 16%; chất vôi (CaO) = 30%; chất magie (MgO) = 15%; silic (SiO2) = 24% và 6 chất vi lượng: Bo (B); Kẽm (Zn); Sắt (Fe); Mangan (Mn); Coban (Co) và và Đồng (Cu).

Riêng phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dụng bón sau thu quả: Đa yếu tố (ĐYT) NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng dễ tiêu: N =5%; P2O5 = 10%; K2O = 3%; CaO = 15%; MgO = 9%; SiO2 = 14% S = 2% và vi lượng B, Zn, Cu, Fe, Co, Mn…

Đào rãnh xung quanh hình chiếu tán cây cam, rộng 20 - 25cm, sâu 5 - 10cm, đưa toàn bộ đất đào lên mặt đất phơi 1 - 2 ngày sau đó dùng các loại phân của Văn Điển kết hợp phân hữu cơ ủ hoai mục.

Phân hữu cơ hoai mục 15 - 20 kg/gốc + 2 -4kg lân nung chảy Văn Điển +2-3 kg ĐYT NPK 5.10.3 Văn Điển, nếu đất quá chua bón thêm 0,5 kg vôi, trộn đều các loại phân với lớp đất đào ở rãnh đã phơi, sau đó đưa hỗn hợp xuống rãnh lấp đầy 2/3 rãnh, phần rãnh còn lại chờ bón thúc cho các đợt bón sau, dùng rơm rạ, cỏ khô tàn dư thực vật tư gốc, giữ ẩm.

Phân bón Văn Điển là loại phân đa yếu tố dinh dưỡng, thân thiện môi trường tan từ từ theo nhu cầu của cây, cam được bón phân Văn Điển hồi phục nhanh, màu lá xanh trở lại, xanh sáng bóng, bản lá dày, độ bền cao, rễ tơ mọc tái sinh, rễ mới nhanh, nhiều, sức hút dinh dưỡng cao, cây khỏe.

Điều đặc biệt, trong phân bón Văn Điển có chứa hàm lượng silic (SiO2) cao mà các loại phân khác không có. Chất silic trong phân bón Văn Điển có tác dụng tốt giúp cho cây hình thành chất cutin kết gắn chặt giữa các sợi sơ của vỏ quả với cuống quả làm cho cây cam không bị rụng quả khi chín.

Nhiều đề tài nghiên cứu cũng như thực tế sản xuất chứng minh, những vườn cam hay bị rụng quả khi được bón phân lân nung chảy Văn Điển vào đợt bón trước thu quả 1,5 - 2 tháng giảm hoàn toàn hiện tượng rụng quả hàng loạt do mưa lớn hoặc do bón quá nhiều đạm ở thời kỳ thúc nuôi quả lớn.

Bón phân đón hoa, đậu quả cho cam

Sau khi cây cam được hồi phục "sức khỏe" lại bước vào chu kỳ phân hóa mầm hoa, thụ phấn đậu quả. Quan sát thấy các mắt nách lá nứt nanh trắng bằng hạt tấm là thời điểm bón phân tốt nhất. Bón phân cho cây lúc này để cung cấp dưỡng chất cho sự phân hóa mầm hoa, mạnh hơn, cho hoa, nụ to mập hơn, nhị đực, nhị cái khỏe hơn, thụ phấn tốt hơn.

Phân bón Văn Điển chuyên dụng là các loại ĐYT NPK 12.5.10 hoặc có thể dùng ĐYT NPK 12.8.12 lượng bón từ 1,5 - 2kg/gốc, rải phân đều xuống rãnh đã bón sau thu hoạch đợt trước, dùng đất còn lại phủ kín phân, tưới ẩm, sau khi bón phân 10 - 15 ngày, cây phát hoa, nụ, ngọn cành nở, lá xanh mỡ, cây thụ phấn thuận lợi.

Bà con nông dân quan sát vườn cây thấy quả đã to bằng ngón chân cái, có quả bằng trứng gà con so, bà con nông dân tiến hành bón phân thúc đợt 3 bằng các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển. 

Phân chuyên dụng được dùng là phân ĐYT NPK 12.8.12 hoặc dùng ĐYT NPK 12.7.20 Văn Điển, lượng dùng khuyến cáo từ 2-4 kg/ gốc, rải phân tiếp tục vào rãnh đã bón phân đợt đón hoa, tưới nước cho phân tan, cây hấp thụ tốt. Nếu gặp đất ẩm thì không phải tưới, giai đoạn này cây đang huy động dinh dưỡng về quả nên kết cấu dinh dưỡng trong phân bón đều tăng hàm lượng kali giúp cho cây tổng hợp đường quả tốt hơn.

Trước khi thu quả từ 50 - 60 ngày cây cam chuyển giai đoạn chuyển hóa đường, khoáng và hình thành các vitamin, chuyến hóa màu vỏ từ xanh sang vàng đậm, lớp gai bỏ cùng mờ dần thay thế các lớp vỏ dày lên do hình thành lớp cùi bảo vệ các múi cam tích lũy đường, vì vậy phân chuyên dùng cho cây lúc này là loại ĐYT NPK 12.7.20 Văn Điển, lượng bón 2 - 3 kg/ gốc, rải phân trên mặt rãnh tưới nước cho phân tan nhanh, cây hấp thu dễ dàng.

Sau bón đợt, màu sắc quá chuyển động rõ, quá lớn đồng đều, chất lượng quá tăng. Những vườn cam bón chưa đủ lượng lân Văn Điển đợt bón sau thu hoạch nên bón bổ xung thêm lân nung chảy Văn Điển vào đợt bón này để duy trì độ bền của lá, chống rụng quả đặc biệt với cam sành thu quả muộn vào tháng 2 thường gặp mưa, trái mùa đất ẩm ướt cây dư nước, lượng bón từ 2 - 3kg lân Văn Điển/gốc, rải phân trực tiếp lên mặt đất xung quanh tán cây tại rãnh đã bón phân các đợt trước đó.


Phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt bị vàng lá thối rễ Phục hồi nhanh chóng vườn cam, quýt bị… Bội thu cam VietGAP Bội thu cam VietGAP