Thống kê thủy sản Xuất khẩu thủy sản tháng 7 giảm 4% vì Covid-19
Sản phẩm khuyên dùng
Máy thổi khí AT thiết kế nhỏ gọn, lưu lượng khí lớn, áp suất mạnh. Phù hợp để lắp đặt sục khí ao nuôi tôm, trại giống, ương tôm, nuôi tôm nhà màng …
Sản phẩm khuyên dùng
Tima - Tủ điều khiển ứng dụng mạng không dây LoRa. Tima sử dụng giao thức truyền dữ liệu không dây tầm xa LoRa điều khiển thiết bị như máy bơm nước, động cơ điện…
Sản phẩm khuyên dùng
Chúng tôi tự hào giới thiệu Ống thông khí Nano-Tube bọt khí mịn, oxy hoà tan cao, cải tiến quan trọng để khuếch tán oxy hoà tan trong nước phục vụ nuôi tôm công nghệ cao.

Xuất khẩu thủy sản tháng 7 giảm 4% vì Covid-19

Tác giả Phương Thúy, ngày đăng 04/08/2021

Xuất khẩu thủy sản nửa cuối tháng tháng 7 sụt giảm khoảng 15% -20% so với nửa đầu tháng.

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 giảm khoảng 4% so với cùng kỳ 2020.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản nửa cuối tháng tháng 7 sụt giảm khoảng 15% -20% so với nửa đầu tháng, khiến cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 7 ở mức 763 triệu USD, giảm khoảng 4% so với cùng kỳ 2020. Mặc dù vậy, nhờ tăng trưởng cao trong nửa đầu năm nên lũy kế xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm vẫn tăng 11% đạt 4,88 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu tôm trong tháng 7 giảm 4% so với cùng kỳ đạt 374 triệu USD, lũy kế 7 tháng vẫn giữ tăng trưởng 10% với 2,1 tỷ USD, chiếm 43% kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Xuất khẩu cá tra và cá ngừ trong tháng 7 giảm khoảng 5%, đạt tương ứng 117 triệu USD và 60,5 triệu USD. Tính đến hết tháng 7, xuất khẩu cá tra đạt 898 triệu USD, tăng 13% còn xuất khẩu cá ngừ đạt 416 triệu USD, tăng 17%.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc giảm 9%, đạt khoảng 47 triệu USD trong tháng 7. Luỹ kế 7 tháng, giá trị xuất khẩu 2 mặt hàng này đạt 314 triệu USD, tăng 8%. Xuất khẩu các mặt hàng khác đều giảm trong đó cua ghẹ giảm 3% và các loại cá khác giảm 2% trong tháng 7.

Từ giữa tháng 7, làn sóng Covid-19 lần thứ 4 bùng phát dữ dội ở khu vực trọng điểm sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản là TP HCM và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đúng vào giai đoạn cao điểm đã gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và xuất khẩu.

Theo VASEP, thực tế chỉ khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây. Dự tính công suất chung của cả vùng giảm chỉ còn 30-40%.

Trong khi đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến, xuất khẩu cũng chỉ đạt khoảng 40-50% so với nguồn nguyên liệu bên ngoài do việc thực hiện giãn cách. Nguy cơ nguồn nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu những tháng cuối năm sẽ thiếu hụt 20-30%. Ngoài ra, doanh nghiệp đang bị gánh nặng các loại chi phí phát sinh do Covid-19 như trang bị cho công nhân làm việc 3 tại chỗ, trả thêm lương, xét nghiệm hàng tuần, trong khi các chi phí đầu vào và logistic tăng mạnh.


Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.
Xuất khẩu cá ngừ giảm tại nhiều thị trường chính Xuất khẩu cá ngừ giảm… Xuất khẩu tôm dự báo cán mốc 4 tỷ USD Xuất khẩu tôm dự báo…